Muốn quyền lực để được là chính mình.
Tham khảo
The Power to Be Me
Power promotes authenticity and consistency in the
self.
Published on January 26, 2012 by Michael W. Kraus,
Ph.D. in Under the Influence
Quyền lực thúc đẩy tính tự chủ và tính nhất quán ở
bản thân
Đôi lúc, quyền lực có thể có 1 ảnh hưởng tích cực lên hạnh
phúc của chúng ta bằng cách cho phép chúng ta được tự do là chính mình.
Nghiên cứu được tiến hành bởi giáo sư tâm lý
Serena Chen và Dacher Keltner (và tôi!) (2011) khẳng định điều này: Quyền lực
cho phép bạn được là chính bạn! Vì quyền lực bao gồm sự kiểm soát và quyền tự
do thi hành thưởng và phạt đối với người khác, quyền lực có khả năng cho phép
con người trở nên nhất quán ở mọi tình huống và bối cảnh. Về bản chất, có
quyền lực có nghĩa là 1 người không phải thực hiện những chiến lược thể hiện
bản thân, phải tỏ ra như 1 người nào đó mà đó không phải là con người thật của
họ.
Trong nghiên cứu đầu tiên để kiểm tra dự đoán này,
những người tham gia điền vào 1 bảng đánh giá tính cách, đánh giá về cảm giác
quyền lực của 1 người. Đó là, xu hướng xủa bạn đồng ý với những câu như “Mọi
người có xu hướng lắng nghe những điều tôi nói” hoặc “Tôi cảm thấy tôi có nhiều
quyền lực” với sự tôn trọng những mối quan hệ của bạn nhìn chung. Sau khi hoàn
thành xong bản đánh giá này, những người tham gia hoàn thành bài kiểm tra 20
câu, 1 nhiệm vụ viết mà mọi người phải trả lời 20 câu hỏi mở về bản thân họ.
Những người có số điểm cao về cảm giác quyền lực có xu hướng viết những câu
nhất quán như “Tôi là người hướng ngoại”, “Tôi tự tin, thân thiện," và
"Tôi thích hoạt động xã hội.” Ngược lại, người có số điểm quyền lực thấp
hơn có xu hướng cho thấy sự nhất quán ít hơn trong những câu tuyên bố về bản
thân của họ.
Trong nghiên cứu thứ 2, những người tham gia điền
vào thang đo cảm giác quyền lực tương tự và sau đó được yêu cầu mô tả bản thân
họ như thể họ đang làm 1 hồ sơ online cho 2 mạng xã hội khác nhau -Eharmony cho
hẹn hò; Facebook cho việc gặp gỡ những người bạn mới và mạng lưới xã hội. Những
người tham gia có quyền lực cao hơn 1 lần nữa có xu hướng trở nên nhất quán hơn
trong những mô tả về bản thân họ ở những trang web đó. Ngược lại, những người
tham gia có quyền lực thấp có xu hướng thay đổi cách họ thể hiện bản thân qua 2
trang web đó.
Cuối cùng, chúng tôi kì vọng rằng sự nhất quán
trong khái niệm về bản thân được nâng cao mà quyền lực cho phép cũng có những
sự liên quan đến những cảm giác về tính chân thực, 1 dấu hiệu nâng cao hạnh
phúc. Để kiểm tra dự đoán cuối này, chúng tôi sử dụng 1 nhiệm vụ viết ở đó mọi
người viết về 1 lần họ có quyền lực cao, quyền lực thấp hoặc quyền lực trung
tính (thức dậy vào buổi sáng). Những người tham gia sau đó đánh giá về tính
cách của họ trong 3 bối cảnh: ở nhà, với gia đình và ở trường học/nơi làm việc.
Cuối cùng, những người tham gia đánh giá những cảm giác về sự chân thực của họ
nói chung – đó là, mức độ mà 1 người có thể bộc lộ những thái độ và cảm xúc
thật của họ xung quanh người khác. Không ngạc nhiên, những người tham gia có
quyền lực cao nhất quán hơn trong những sự tự đánh giá qua 3 bối cảnh và cũng
có xu hướng thông báo về những cảm giác chân thực được nâng cao, so với những
người tham gia quyền lực thấp của họ.
Như vậy, quyền lực có 1 hệ quả quan trọng tích cực
đối với con người: Khi con người có quyền lực, họ không cảm thấy cần phải thay
đổi cách họ thể hiện bản thân họ ở những tình huống hoặc những bối cảnh khác
nhau. Theo cách này, đây là 1 điều tốt vì nó giúp 1
người cảm nhận và hành động 1 cách chân thực hơn trong tất cả những tình huống
khác nhau. Ngược lại, thiếu quyền lực có nghĩa là 1 người phải có chiến lược
trong cách họ bộc lộ bản thân, thay đổi theo bối cảnh. Dù những mối bận tâm về
việc thể hiện bản thân có lẽ mang tính thích nghi ở 1 số tình huống thì ta dễ
dàng nhận thấy việc thay đổi bản thân thường xuyên của 1 người có thể góp phần
vào những cảm xúc tiêu cực như “Tôi không thể là chính tôi” hoặc “Mọi người
không thực sự hiểu tôi.”
Kraus, M., Chen, S., & Keltner, D. (2011). The
power to be me: Power elevates self-concept consistency and authenticity
Journal of Experimental Social Psychology, 47 (5), 974-980 DOI:
10.1016/j.jesp.2011.03.017
Nguồn: PsychologyToday