Họa hay Phúc


Nếu có thất bại, đừng nản chí, vì dòng đời vốn biến chuyển thăng trầm liên tục. Ai cũng biết “Cùng tất biến. Cực tất phản.” và “Hết thời bĩ cực tới thời thái lai.”. Cái hậu tốt thường dành cho những người cẩn thận, chuẩn bị kỹ lưỡng, nỗ lực, dám đương đầu với thử thách, khó khăn. Khi thành công cũng không nên tự kiêu, vung tay quá trán...
            Bởi vì “họa phúc” cũng như “nhân quả” có thể nối tiếp nhau. Người Hoa, Nhật và tất nhiên Việt cũng biết câu chuyện “Tái Ông Thất Mã, An Tri Họa Phúc” cho thy họa phúc khó lưng.
 “Một ông lão ở gần biên giới giáp với nước Hồ phía Bắc nước Tàu, gần Trường thành, có nuôi một con ngựa. Một hôm con của ông lão dẫn ngựa ra gần biên giới cho ăn cỏ, vì lơ đễnh nên con ngựa vọt chạy qua nước Hồ mất dạng. Những người trong xóm nghe tin đến chia buồn với ông lão.
Ông lão rất bình tỉnh nói:  Biết đâu con ngựa chạy mất ấy đem lại điều tốt cho tôi.
Vài tháng sau, con ngựa chạy mất ấy quay trở về, dẫn theo một con ngựa của nước Hồ, cao lớn và mạnh mẽ.
Người trong xóm hay tin liền đến chúc mừng ông lão và nhắc lại lời ông lão đã nói trước đây.
Ông lão không có vẻ gì vui mừng, nói:  Biết đâu việc được ngựa Hồ nầy sẽ dẫn đến tai họa cho tôi.
Quả nhiên con trai của ông lão rất thích cưỡi ngựa, thấy con ngựa Hồ cao lớn mạnh mẽ thì thích lắm, liền nhảy lên lưng cỡi nó chạy đi. Con ngựa Hồ chưa thuần nết, quen người nên nhảy loạn lên. Có lần con ông lão không cẩn thận để ngựa Hồ hất xuống, té gãy xương đùi, khiến con ông lão bị què chân, tật nguyền.
Người trong xóm vội đến chia buồn với ông lão, thật không ngờ con ngựa không tốn tiền mua nầy lại gây ra tai họa cho con trai của ông lão như thế.
Ông lão thản nhiên nói:  Xin các vị chớ lo lắng cho tôi, con tôi bị ngã gãy chân, tuy bất hạnh đó, nhưng biết đâu nhờ họa nầy mà được phúc.
Một năm sau, nước Hồ kéo quân sang xâm lấn Trung Nguyên. Các trai tráng trong vùng biên giới đều phải sung vào quân ngũ chống ngăn giặc Hồ. Quân Hồ thiện chiến, đánh tan đạo quân mới gọi nhập ngũ, các trai tráng đều tử trận, riêng con trai ông lão vì bị què chân nên miễn đi lính, được sống sót ở gia đình.".
Bình luận của sách Hoài Nam Tử: Họa là gốc của Phúc, Phúc là gốc của Họa. Họa-Phúc luân chuyển và tương sinh. Sự biến đổi ấy không thể nhìn thấy được, chỉ thấy cái kết quả của nó.

Do đó, người đời sau lập ra thành ngữ: “Tái ông thất mã, an tri họa phúc.”. Nghĩa là: Ông lão ở biên giới mất ngựa, biết đâu là họa hay là phúc.

,
Được tạo bởi Blogger.