Thế nào là một tinh thần tự do?
(Trích từ một tiểu luận giới thiệu tư tưởng
Nietzsche)
...Nietzsche đưa ra
một định nghĩa dứt khoát về tinh thần tự do: "Kẻ có tinh thần tự do là kẻ
suy tưởng khác hẳn với những điều mọi người chờ ở hắn căn cứ vào cội rễ, vào
liên hệ, vào địa vị, vào việc làm của hắn vã các lý tưởng tổng trị của thời đại".
Tinh thần tự do là tinh thần đặc
biệt độc đáo, trong khi số đông chỉ làm nên tinh thần nô lệ. Số đông này chịu
khuất phục mọi ảnh hưởng xã hội, nô lệ vào thời đại hoàn cành, thời trang. Thái
độ tinh thần của bọn chúng, dựa vào thói quen của chúng, chớ không do sự chọn lựa
tự do. Tinh thần tự do phải thoát khỏi mọi ảnh hưởng của xã hội, của chế độ, của
nhà thờ, của quan niệm quần chúng và cảm thấy rõ cuộc đời nô lệ ẩn nấp sau các
thứ tiền tài, danh vọng, của công việc tư. Tinh thần tự do chỉ nghe theo ý thức
của riêng mình khi ý thức đó bảo : "Hãy là chính mình hơn nữa, hãy trở nên
chính mi". Tinh thần đó tự vượt lên trên mọi chật hẹp, nhỏ nhoi, riêng rẻ.
Nietzsche kết án lược qua nền triết học chính thống,
hiện đại, thứ "triết học chính trị, triết học cảnh binh, phục tòng bọn cầm
quyền là loại triết học của nhà thờ, của viện Hàn lâm, của tập quán, của tất cả
cái hèn nhát ở con người".
Người có tinh thần tự do sống khiêm tốn, bằng lòng
với một việc làm nho nhỏ, một lợi tức vừa đủ, như vậy mọi xáo trộn kinh tế,
thay đổi chính trị cũng không thể phá hoại đời sống chính trị của họ đượm đời sống
hiến dâng hoàn toàn cho hiểu biết. Trong lối sống và suy tư của họ ta tìm thấy
một chủ nghĩa anh hùng trinh lọc và kín đáo.
Tinh thần tự do đi tím lý trí, tinh thần nô lệ đi
tìm tin. Lòng tin chính là thói quen dựa vào các nguyên lý tri thức thu nhận một
cánh mù quáng. Tinh thần nô lệ coi là chính đáng mọi cái lâu bền, mọi cái chứa
đựng một vài điều lợi ích, cũng như mọi cái mà vì đó người ta hy sinh. Cả lợi
ích của niềm tin lẫn sự hi sinh vì niềm tin đều không thể chứng tỏ rằng niềm
tin đó là xác thực.
Hạnh phúc mà kẻ vong thân huởng thụ ở một ý tưởng cố
định, cứng nhắc muôn năm không chứng tỏ cái hiểu biết đích thực của ý tưởng đó.
Một lòng tin mãnh liệt chỉ biểu lộ được sức mạnh của nó, không biểu lộ được
chân lý của điều ta tin. Tinh thần tự do từ bỏ ngay các niềm tin của mình khi
chúng không còn chân xác, đứng đắn. Bởi đã trung thành với một thứ giả hình như
Thượng đế, với vua chúa, với đảng phái, với lề luật tôn giáo, với một người đàn
bà, một nghệ sĩ, người ta không còn phải coi có liên hệ đến đời sống : lời hứa
thì giả định, bắt theo điều kiện là những vật thể kia sẽ là thực điều chứng hiện
trong tưởng tượng của chúng ta. Niềm tin có thể biến thành một thứ tín mộ. Tín
mộ, chính là lòng tin rằng, trên một điểm nào đó của tri thức, ta có được chân
lý tuyệt đối. Lòng tin đó giả thiết rằng có những chân lý tuyệt đối mà ta có thể
đạt đến bằng những phương pháp hoàn hảo, và tất cả người tin mộ đều áp dụng những
phương pháp hoàn hảo này. Như thế một tinh thần tự do không thể có tín mộ.
Điều làm cho lịch sử con người dã man, tàn khốc,
không phải sự xung đột giữa các quan niệm trái ngược, nhưng là sự xung đột giữa
các tin mộ. Nếu mỗi một tín đồ thay vì để trọn đời mình bành trướng niềm tin,
thi hãy dùng đến nửa sức lực để tìm kiếm các lý lẽ của niềm tin, được như thế lịch
sử con người sẽ mang bộ mặt hòa bình biết bao! và lĩnh vực tri thức sẽ tiến bộ
vô cùng.
... Tinh thần tự do, nếu muốn được gọi đúng như thế,
phải tránh nô lệ vào tính khí của mình. Chúng ta tìm kiếm một cách vô thức các
quan niệm, các nguyên lý hợp với tánh khí của ta, rồi những nguyên lý, lý thuyết
này như tỏ ra đã sáng tạo cá tính của chúng ta. Tư tưởng của chúng ta dường như
làm nên nguyên nhân của hữu thể của chúng ta, trong khi hữu thể của chúng ta là
nguyên nhân của tư tưởng ta. Phải tránh cái phó mặc, buông trôi, cái lập lờ lập
lững kia và cái hư ảo chứng minh với chúng ta hợp lý bởi sự kết hợp của hữu thể
và tư tưởng.
Phải tập nhìn cho rõ và nhìn tất cả, đặt mỗi vật thể
vào giữa trưa đứng bóng, nhìn quanh nó một vòng với đôi mắt chăm chú. Trong nghệ
thuật nhìn ngắm này có cái tập tành, đều sửa soạn.
Phải tạo cho quyền lực của mình khả năng nắm giữ
cái theo và cái chống : chúng ta càng có đôi mắt lãnh đạm nhìn vào sự vật,
chúng ta càng hiểu nó một cách khách quan.
Tinh thần tự do suy tư tự do về chủ đề tinh thần của
mình : nó không thể tự che giấu những điều rõ ràng không cần thiết và yếu đuối
nơi trí khôn con người. Mặc cho người ta kết án nó là bi quan duy lý.
Phải ngờ vực ngôn từ và thành kiến mà nó bị trói buộc
vào (ở đây phê bình của Nietzsche đã đi trước và sửa soạn cho những phân tích của
William James và Henri Bergson sau này). Đời sống nội tâm là triều lưu liên tục
và không phân chia được, không bao giờ tìm được ở đây những sự kiện tách biệt;
những tính trạng đồng nhất. Ngôn từ đưa đến việc cắt nhỏ giòng liên tục này,
xem xét những hành trạng rõ ràng, đơn giản, tương tự cái này với cái kia. Chúng
ta tin tưởng một cách sai lầm là đã nắm được yếu tính khi gọi tên chúng. "Ẩn
nấp trong ngôn từ là thần thoại triết học mà mỗi giây phút đều xuất hiện lại mặc
cho mọi đề phòng". Ảo ảnh của tự do, bao hàm các hành động đặc biệt rõ rệt,
do ở cái thuyết nguyên tử học này, thuyết được sáng tạo bởi ngôn từ.
Từ đó cũng phát sinh các ảo ảnh mà người ta gọi là
bản ngã. Ngôn từ chỉ định được những trạng thái có đặc tính rõ rệt như yêu,
ghét, giận, vui, khổ. Còn các trung gian, các sắc thái khác bị vứt bỏ. Chúng ta
không quen quan sát được khi thiếu chữ đề dùng bởi rất khó nhọc khi phải suy
nghĩ với cái xác định : thế nên với các danh từ, chữ nghĩa, cuộc hiện sinh đã tự
chấm dứt mất rồi. Chúng ta không là hiện hữu của mình trong các điều kiện do
ngôn từ quy định cho chúng ta. Chúng ta ngộ nhận : chúng ta tự mình rút ra từ
các quan sát kia những kết luận không thực, và các định kiến sai lầm chúng ta
đã có đó tác dụng trên cá tính và định mệnh của chúng ta. . .
Nietzsche tóm tắt thứ "nguy hiểm của ngôn từ đối
với tự do của trí tuệ" bằng phương thức như sau : "Tất cả lời nói đều
là thành kiến". . .
Quả quyết nhìn ngắm kỹ lưỡng bằng hai mắt mở thật
to, thật rộng, tinh thần tự do sẽ thực hành được kinh nghiệm rút ra từ cuộc sống
của mình, sẽ lao mình vào bao nhiêu cuộc phiêu lưu "tò mò đến phạm tội ác,
tìm kiếm đến hung bạo, dữ dằn" - "Chúng ta là chính các kinh nghiệm"
- "cuộc đời riêng tư của anh em trở nên khí cụ của hiểu biết, trả lời cho
quyết tâm kia là các đường nét của cuộc đời anh em, của thí nghiệm, của sai lầm,
tội lỗi, ảo ảnh, đau khổ, yêu thương, hy vọng việc đó tùy thuộc vào chính anh
em". Mọi kinh nghiệm đó sẽ cho phép hiểu rõ ràng nhất các giai đoạn của
con người về trước. Cũng nên yêu tôn giáo và nghệ thuật như yêu người mẹ, người
vú nuôi, nhưng muốn hiểu rõ ràng nó thì phải vượt qua nó, qua mọi thứ luyến ái
yêu thương đó.
Tinh thần tự do lơ lửng bay trên tất cả mọi sự với
cái "tự do của chim bằng". Nó lăn xuyên qua cuộc đời như "cục
tuyết suy tưởng". Đạt đến cái "đãng tử tinh thần" này, nó sẽ là
người du hành khoan khoái với cảnh vật thị thành cũng như với nỗi cô đơn riêng
tư của mình.
Nhưng người du hành nọ sẽ không ngộ nhận, họ phải
biết bóng tối cũng cần như ánh sáng cho biểu hiện xác thực của trần gian. Họ sẽ
không phủ nhận bóng tối của mọi vật thể dâng lên ánh nắng chói chan của mặt trời
khoa học rủ xuống sau chúng. Quyết tâm nhận ra bóng tối cũng như ánh sáng, tinh
thần tự do sẽ phê bình tất cả các lý tưởng cựu truyền, tất cả các thành kiến, tất
cả các niềm tin, nó cụng sẵn sàng "xé toạc ra cái gì lôi cuốn nó...".
-- FELICIEN CHALLAYE
Trích tiểu luận "Nietzsche- Cuộc đời và triết
lý"