Vì sao đường cao tốc nước ta đắt gấp 3 lần nước Mỹ?
Lê Chân Nhân
|
Tại Hội nghị thảo luận hoàn thiện các nội dung dự án Luật Đầu tư công diễn ra tuần qua, một vấn đề rất nóng được các đại biểu bàn luận, đó là đầu tư xây dựng đường cao tốc Việt Nam.
Đại biểu Trịnh Ngọc Thạch (Đoàn Hà Nội) đưa ví dụ, làm
1km đường
cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi đoạn đi
qua thành phố Đà Nẵng sẽ mất khoảng 267 tỷ đồng, tương đương 12,7 triệu USD.
Trong khi Trung Quốc làm chỉ có 5
triệu
USD/km, còn Mỹ thì chỉ mất 4,5 triệu USD/km. Ông
Thạch nói thẳng băng: “Làm đường cao tốc Việt Nam đắt hơn gấp 3 lần Mỹ, và 2,6 lần Trung Quốc. Đầu tư công ở Việt Nam lãng
phí và thất thoát như thế nhưng lại chưa quy định rõ cấp nào sẽ chịu trách
nhiệm” –
Theo báo Đất Việt ngày 13/ 3.
Câu chuyện tiền
nong chi cho đường cao tốc được đề cập từ lâu, nhưng đến nay vẫn không giảm được xuống tương đương với các quốc gia khác. Đành rằng khác với Mỹ, Trung Quốc, dân ta
sống bám lề đường để buôn bán nhỏ nên làm đường là phải đầu tư kinh phí giải phóng mặt bằng nhưng đắt gấp ba lần so với Mỹ, thì còn
lâu Việt
Nam mới có được con đường cao tốc Bắc Nam để giải quyết nhu cầu đi lại, vận tải hàng hóa, phát
triển
kinh tế và đặc biệt là kéo giảm tai nạn giao thông.
Ai biết làm toán cộng, trừ, nhân, chia cũng có thể tính được, trung bình một chiếc ô tô đi từ TPHCM ra Hà Nội, thay vì đi trên đường cao tốc chỉ mất khoảng 18 – 20 tiếng (chỉ tính
thời gian
lăn bánh), thì phải mất gấp ba thời gian vì phải đi trên con đường hiện tại. Chi phí xăng dầu cho hàng triệu lượt phương tiện mỗi ngày,
nhân lên cho một năm, xã hội tiêu tốn hàng ngàn tỉ đồng chi phí nhiên liệu dôi dư ngoài định mức trên 1 km vận hành.
Chưa kể mất thời gian, ô nhiễm môi trường, hao mòn phương tiện và nhiều chi phí vô ích khác. Điều này
cho thấy đường cao tốc là một nhu cầu cấp bách.
Đa số tai
nạn
giao thông (các vụ chết nhiều người) là do
xe chạy ngược chiều, đối đầu trực diện. Nếu có con đường cao tốc Bắc Nam, chắc chắn sẽ hạn chế những vụ tai nạn như vậy. Số vụ tai nạn và người chết sẽ giảm đáng kể. Điều này càng cho thấy nhu cầu có một đường cao tốc Bắc Nam không
chỉ vì lợi ích
kinh tế.
Thế nhưng, cả một tuyến đường dài gần 2.000 km từ TPHCM ra Hà Nội, mới chỉ có mấy đoạn, mỗi đoạn vài chục km. Việt Nam làm đường cao tốc chậm vì nhiều lý do, trước hết là vì nghèo,
thiếu vốn, tiếp đó là thiếu kỹ thuật công
nghệ, cuối cùng là vì còn những tồn tại trong đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông, không
loại trừ việc có chủ đầu tư và công
ty tư vấn bắt tay nhau nâng đơn giá lên
nhiều so
với giá thực tế.
Tại hội nghị trên, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói: “Đút lót, tiêu cực nhưng không bắt, không xử được, có bắt có xử được mấy đâu. Mà đã nói đấu tranh phòng
chống
tham nhũng là đây,
luật thực hành tiết kiệm chống lãng
phí là đây”.
Vấn đề này là một thách thức với Bộ trưởng Đinh La Thăng. Bộ trưởng đã ra tay “trảm” quân để thúc đẩy tiến độ xây dựng một số công trình. Chuyến này, e rằng phải “trảm” tướng để hạ giá thành xây dựng đường cao tốc. Được như vậy thì dân nhờ lắm lắm.