Đa nguyên chính trị là gì?
Trong triết học về chính trị, đa nguyên là sự công nhận và trân
trọng tính đa diện trong một tập thể chính trị. Nhận thức này giúp mỗi công dân
sống chung hoà bình với những ai có chính kiến và nếp sống khác với mình.
Tinh thần đa nguyên được biểu hiện trong chính trị như thế nào?
- Dù
có đầu óc cải cách hay bảo thủ, người có tinh thần đa nguyên thường có xu
hướng dung hoà về chính trị. Họ tin rằng đối thoại với thiện chí là cách
tốt nhất để đi đến đồng thuận.
- Họ
tin rằng nhận thức về lợi ích chung của tập thể là động lực khiến cho các
xu hướng chính trị có thể thương thảo với nhau nhằm tìm ra một chiến lược
chung để đạt lợi ích đó. Lợi ích này thay đổi tuỳ theo tiến hóa của xã hội
- Họ
tin tưởng rằng dân chủ là cách tốt nhất để tập hợp các xu hướng chính trị
khác nhau trong xã hội. Thay vì áp đặt bất kỳ một chủ nghĩa nào một cách
cứng nhắc lên thể chế, họ tin rằng nếu các phe nhóm đối thoại với nhau
trên cơ bản tôn trọng và dung nhượng lẫn nhau thì một hình thức chính phủ
thích hợp sẽ được tìm ra
- Họ
luôn khuyến khích mọi thành viên trong xã hội chấp nhận sự dị biệt về
chính kiến và tránh thái độ quá khích.
5.
Họ luôn luôn
muốn cải cách các định chế xã hội để phản ánh nguyên tắc ứng xử công bằng với
mọi áp lực cạnh tranh
- Họ tạo cơ hội để mọi
xu hướng chính trị đều có thể cạnh tranh trên chính trường. Nói cách khác,
họ không dùng định chế nhà nước để thiên vị một đảng phái nào
Những thử
thách của đa nguyên chính trị
Từ các đặc tính trên ta có
thể suy ra một số tình huống làm suy thoái tinh thần đa nguyên chính trị:
- Các phe nhóm không có
thiện chí trong đối thoại – tức là không tôn trọng dung nhượng lẫn nhau và
tìm cách triệt hạ nhau
- Các phe nhóm đặt lợi
ích riêng trên lợi ích chung, hoặc không có nhận thức về lợi ích chung
- Phe nhóm tìm cách chi
phối các định chế nhà nước để tạo lợi thế chính trị cho mình
- Phe nhóm khuyến khích
tinh thần cực đoan bằng thủ đoạn xuyên tạc, không chấp nhận dị biệt và
chụp mũ những ai khác chính kiến
Thực hành:
0 nhận xét