VẤN ĐỀ RỐI LOẠN CẢM XÚC CỦA CON NGƯỜI HIỆN ĐẠI
Con người hiện đại là con người bị rối loạn
cảm xúc.
Thế giới bây giờ như có hai đầu. Một đầu thì
luôn muốn tách rời ra để đi đi tới mãi gọi là phát triển. Còn một đầu thì
phải cố gắng “chia xẻ trách nhiệm”, trên những điểm đồng thuận với nhau để giữ
thăng bằng. Nhưng khi nó đã gần được thăng bằng rồi, thì nó sẽ phát triển như
thế nào đây? Vậy thì điều gì luôn có khuynh hướng này tách rời ra để phát triển
trong sự kiêu hãnh của các dân tộc mạnh? Và điều gì phải làm cho chúng ta luôn
xích lại gần nhau để cùng cùng tồn tại một cách “công bằng”?
Nguyên nhân làm chúng ta tách rời nhau là do
tinh thần. Còn vì sao bắt buộc chúng ta phải chịu đựng nhau mà sống gọi là do
nhu cầu hòa hợp về quyền lợi kinh tế. Chúng ta đi tới thì nguy hiểm chả có ai
dẫn đường, còn đứng lại thì hoang mang. Cho nên chúng sinh ra “rối loạn cảm
xúc”.
Vấn đề “rối loạn cảm xúc” có nguyên nhân từ
tranh chấp kinh tế.
Ngày xưa người ta đánh nhau để cướp lấy những
quyền lợi vật chất do lòng tham thúc đẩy. Lòng tham ở đây phải hiểu là tham ăn,
và tham quyền lực cai trị đè đầu cỡi cổ người khác. Nhưng ngày hôm nay thì khác
rồi. Vấn đề gì thì nó cũng muốn được giải quyết với nhau sâu hơn, bằng những
bài bản gây ảnh hưởng gián tiếp với nhau nhiều hơn. Nhưng sự ảnh hưởng về quyền
lợi kinh tế, thì dễ dàng hơn là sự ảnh hưởng về tinh thần. Vì người ta còn có
quan niệm rằng mình tồn tại là mình có lý do chính đáng rồi, điều đó khẳng định
họ cũng có tinh thần ngon lành như ai. Nhưng đó chính là một sai lầm chết
người, đã gây ra hiệu ứng hoang mang đám đông, xuất phát từ con người cá nhân
có tính cách tự mãn. Vì con người hiện đại luôn có khuynh hướng hy sinh những
quyền lợi tinh thần đi, để mưu cầu và gây ảnh hưởng khắp nơi bằng các nguồn lực
kinh tế vững mạnh của mình. Điều đó làm chúng ta “lấy thăng bằng” bằng cách cố
hưởng thụ vật chất nhiều hơn…Do đó buột chúng ta phải chấp nhận rằng vấn đề
kinh tế là cốt lỏi chứ không phải là tinh thần, vì lúc nào chúng ta cũng xử lý
mọi thứ bằng cảm giác thôi mà. Còn vấn đề tinh thần là một căn bệnh hoang mang
có tính di truyền qua nhiều thế hệ, và có tính lây lan không ngừng trong xã hội
con người.
Xã hội hiện đại này lúc nào cũng phát triển
vượt bậc. Nhưng càng phát triển thì nó càng xích lại gần nhau về quyền lợi kinh
tế, đồng thời lại cách xa ra về nhận thức, về những cái gì bình thường nhất,
đến độ vô lý không thể chấp nhận được. Điều đó xảy ra là do những giá trị lớn,
cao đẹp của các hệ ý thức lý tưởng sụp đổ tan tành. Cùng với sự phát sinh những
loại văn hóa mới mang tính phù thủy lẫn khoa học, mê tín bùa chú lung tung. Cho
nên nó làm cho các loại cảm xúc rối loạn như là bệnh lý trong tinh thần con
người. Cho nên bây giờ thảm cảnh tinh thần của con người hiện đại này, là như
đang đứng trên những di sản tinh thần trần trụi khô cằn đến hoang mang cùng cực
rồi. Do đó con người có khuynh hướng đi về phía thiên nhiên hoặc tôn giáo nhiều
hơn. Nhưng tôn giáo cũng chẳng qua là sản phẩm cuối cùng trong cái hành trình
đau khổ đó mà thôi. Vì bản thân các tôn giáo lớn cũng đi tới chỗ bế tắt. Còn
các tôn giáo nhỏ thì như là các liệu pháp tinh thần có tính tạm thời. Do đó dần
dần nó đã bị tiêu diệt, và hòa chung với cái đám sương khói bốc lên từ những
cơn lên đồng tập thể, của con người hiện đại quá cô đơn. Đó chính là sự rối
loạn cảm xúc có tính tập thể bầy đàn…
Nhưng khi con người đi về phía thiên nhiên
thì sẽ gặp gở chính mình và cả khoa học, thông qua lăng kính phỏng sinh học của
thế kỷ trước. Vì con đường đó là tha lực, thì nó dể dàng hơn là ngồi thiền âm
u, không phải là phương pháp hữu hiệu dành cho đám đông. Nhưng chúng ta không
thể làm được điều này, nếu như không có sự lưu thông giữa tôn giáo và khoa học,
và cũng như không có thời gian. Cho nên chúng ta cứ “rối loạn cảm xúc” hoài…
Vậy sự đối đầu của con người trong thế giới
bây giờ là do “rối loạn cảm xúc” mà ra. Vì sự đối đầu đó không còn có thể vin
vào các hệ giá trị cao cả nào nữa. Vì sự chia sẻ quyền lợi vật chất cũng không
phải là vấn đề cấp bách nhất. Cho dù nó là nguyên nhân gây ra hội chứng “rối
loạn cảm xúc” này. Và vì sao chúng ta lại là cái sản phẩm nằm ở giữa cơn mịt mù
ma quỷ như thế? Vì đơn giản chúng ta đã hưởng thụ quá mức cần thiết, và nó đã
làm tê liệt các giác quan trong từng cơn nóng lạnh tình đời. Do đó để cân bằng
lại, thì chúng ta phải suy nghĩ lệch đi một chút thôi…Hậu quả của nó là chúng
ta không sao thoát ra được nữa. ..
Căn bệnh “rối loạn cảm xúc” là nhẹ nhất trong
các loại bênh lý của thời đại này.
“Rối loạn cảm xúc” ở đây là do con người hiện
đại này tập trung về một phía nào đó để trở nên chuyên nghiệp hóa mọi vấn đề.
Vì nó làm thỏa mãn các hệ thống cảm giác của các giác quan, kỷ năng và kinh
nghiệm. Điều này vô tình nó đã giam hãm chúng ta rồi. Nếu như bạn luôn được đáp
ứng những nhu cầu về thể xác, thì tâm lý của bạn cũng đã bị chai lỳ trên cái
đỉnh cảm xúc của nó. Từ đó chúng ta nhận thức cũng lệch lạc, rồi luôn đặt tên
và hợp lý hóa nó bằng mọi cách để nó trở thành chính danh. Nhưng chúng ta luôn
có cảm tưởng rằng cái chính danh nào cũng đã qua bảo chứng rồi. Từ đó nó luôn
có khuynh hướng nghiện ngập trong sự ngây thơ thánh thiện ngộ nhận lâu dài. Và
cái con người này là một thứ bệnh lý rối loạn cảm xúc khó chữa nhất. Từ đó nó
mới lây lan ra đám đông, làm cho cả xã hội bức xúc và trở thành những lễ hội
huy hoàng.
Khi nhận thức bị lệch lạc, không có nghĩa là
nó không phát triển. Mà nó còn phát triển cao hơn nữa trong cái thế giới điên
khùng của nó. Nhưng cái căn bệnh “rối loạn cảm xúc” này có sự lây lan rất nhanh
trong đám đông một cách hợp lý, nếu nó tạo ra sự đồng cảm, và đồng thuận xã hội
cao, thì nó sẽ là chính trị, luật pháp hay gì đó tứ tung. Nhưng đến một lúc nào
đó nó sẽ bị hút về phía tinh thần ở đâu đó thật mạnh mẽ, như là cái trục của nó
phải quay hoài không nghỉ được. Lúc này sự tranh chấp về kinh tế cũng không còn
căng thẳng nhiều nữa. Mà nó có khả năng xoa dịu lẫn nhau bằng sự “chia sẻ trách
nhiệm” với nhau.
Nền kinh tế thị trường tự do của thế giới đã
tạo ra những ràng buộc chặc chẽ đến mức xóa mờ các ranh giới về địa lý và tôn
giáo văn hóa. Đây là một nghịch lý trái tự nhiên. Và nó cũng tạo ra một nền
giáo dục toàn cầu làm cho con người có khả năng đi xuyên qua những ngăn cách
văn hóa và tôn giáo khác nhau. Vì văn hóa và tôn giáo bây giờ, cũng bị những
trận lên cơn của căn bệnh “rối lọan cảm xúc” của thời đại này tác động vào rồi.
Cho nên sự vận động của xã hội không còn phù hợp với sự vận động của thiên
nhiên nữa. Từ đó chúng ta luôn bị ngã nghiêng và chả biết phải đi về đâu. Cho
nên chúng ta có khuynh hướng nắm vịn vào cái gì đó gần mình nhất để thăng bằng,
để yên tâm, thì đó là vấn đề kinh tế.
Nhưng bây giờ là một thời đại mơ hồ về kinh
tế nhiều nhất. Sự mơ hồ đó làm chúng ta mơ mộng như là một thứ văn hóa mới khó
gọi tên “thương hiệu”. Và các bạn nên biết rằng. Nếu các giá trị về vật chất có
thương hiệu rồi, thì nó đã có linh hồn, được gọi là giá trị tinh thần của
thương hiệu tiềm năng. Nó là tinh thần bên trong vật chất y như con người chúng
ta luôn. Vì thế các con đường đi của chính trị luôn đi sau các con đường đi của
nền kinh tế đa tầng, đa sắc, đa phương này là vậy. Những nước giàu đổ vào đầu
tư ở các nước nghèo, là để trút bỏ trách nhiệm nặng nề về đạo đức kinh tế, về
môi trường, về nhân công, về những thứ lỗi thời, giả tạo của nó thải ra. Còn
các người nghèo mang tiếng là đang phát triển, nhưng giá trị thặng dư của nó
luôn chảy về hướng khác, bởi không có khả năng trí tuệ cao, làm việc với các
ngành công nghệ cao. Do đó các nước lớn luôn đi tìm nguồn nhân công giá rẻ ở
các nước nghèo, để làm những việc mà đất nước mình không muốn làm nữa. Các nước
nghèo này, nếu nói về con người công nhân thì trở thành nô lệ cho kẻ khác trên
chính quê hương mình. Còn nói về giới trí thức tinh hoa, thì chả khác nào những
cái máy trong tay giới tài phiệt tư bản từ lâu rồi. Và từ đó nếu chúng ta không
thư giản lành mạnh, thì chúng ta sẽ bị rối loạn cảm xúc chập chùng như núi. Rồi
chúng ta như những con thú hoang trên đỉnh núi mờ ảo của mình. Lúc đó bọn đi
săn lại nhắm vào chúng ta mà bắn tới tắp…
Căn bệnh “rối loạn cảm xúc” của giới trí thức
là do bị cắt đứt với truyền thống văn hóa dân tộc, đồng thời cũng do cá nhân
trí thức này quá ham muốn thỏa mãn các nhu cầu bản năng hơn là trí óc. Lúc đó,
sự rối loạn tâm sinh lý xảy ra thường xuyên, đến nỗi con người đưa tay đầu hàng
nó luôn bằng những phát ngôn, để tuyên bố cho nó ra đời như các sáng tạo nghệ
thuật. Điều đó xác định con người hiện đại này là đã quá tải về các sức ép
thông tin đại chúng rồi. Chúng ta luôn bị dắt mũi bởi sự thay đổi nhu cầu hưởng
thụ giả tạo quá lớn. Từ đó nó thúc đẩy sự cạnh tranh xã hội - kinh tế càng cao.
Và chúng ta luôn bị cuốn vào cái vòng xoáy rối loạn nhu cầu hưởng thụ của xã
hội. Cũng như cá nhân con người hiện đại này luôn phải đóng những vai trò khác
nhau trong cái xã hội đó. Cái đó gọi là căn bệnh đa nhân cách hòa trộn với “rối
loạn cảm xúc” kinh niên..
Nền tảng của xã hội là gia đình. Nhưng gia
đình hôn nhân của thời hiện đại này, không còn nhiều những ràng buộc về đạo đức
nữa. Vì tâm sinh lý của chúng ta đã bị lệch lạc rồi. Người ta yêu thương đau
khổ quằn quại nhiều quá, sinh ra tâm lý ích kỷ ham sống trong hưởng thụ, và
tranh chấp quyền lợi để hưởng thụ tiếp. Từ đó vợ chồng không còn là của nhau
với những lý do nhỏ nhặt nhất. Sự đau khổ về tinh thần không lối thoát làm cho
con người hiện đại này như vô cảm. Họ bị đẩy ra ngoài xã hội ngay chính gia
đình của mình, vì họ cứ đem những tiêu chuẩn của xã hội vào gia đình mà sống
với nhau. Những đứa trẻ trong những gia đình này luôn bị căng thẳng, thì tâm
trạng của nó luôn bất an từ nhỏ. Nó dễ mất niềm tin từ nhỏ, và khi nó lớn lên
thì càng hoang mang hơn. Nó đã bị đẩy ra ngã ba đường khi nó không có khả năng
hòa nhập vào xã hội, và con đường quay về gia đình thì cũng đã xa vời. Từ đó
thì từ “rối loạn cảm xúc” đi tới tội phạm là rất nhanh. Vì tội phạm căn bản là
một thứ bệnh lý lệch lạc về nhận thức các loại giá trị mà ra.
Vậy tất cả chúng ta đều cô đơn quá nhiều mà
phải sống chung với nhau, trong toàn cảnh xã hội “rối loạn cảm xúc” như thế.
Thì nó đã trở thành giả tạo hết rồi, cho dù anh có những danh hiệu gì cũng vậy
thôi. Lúc này sự “rối loạn cảm xúc” lan tràn khắp nơi, và nó được gọi bằng tất
cả những cái tên có trên đời. Vì chúng ta đã sống chìm ngập trong một đời sống
bận rộn quá mức. Vậy mà chúng ta cũng phải quá vất vả trong tâm trí của mình
nữa. Chúng ta cảm thấy phi lý khi đồng tiền đã bất lực, tôn giáo đã bất lực. Và
hai cái đó cũng không còn có khả năng giải quyết sự đổ vỡ của tâm hồn nữa.
Chúng ta biết vậy mà chúng ta cứ sống một cuộc đời phi lý đến ngỡ ngàng từng
phút từng giây. Vì đó như là số phận rồi.
Sự “rối loạn cảm xúc” làm cho con người tầm
thường hóa mọi cảm xúc tươi đẹp của chính mình từ lâu lắm rồi. Vì con người
hiện đại chả có gì cao siêu từ tư tưởng cho đến nhân cách. Và mọi hình thái
tinh thần khác cho dù được trình bày dưới những tác phẩm nghệ thuật đương đại
cũng vậy. Và song song đó, xã hội đã tự chọn lọc một cách tuyệt vọng, với những
giá trị khác nhau, nhưng cũng chả biết cái giá trị cốt lỏi nó nằm ở đâu. Cuối
cùng nó cũng đi tới những thỏa thuận để tồn tại được gọi là văn minh. Do đó sự
văn minh ở đây được biểu diễn bởi các nhãn hiệu bên ngoài đẹp đẽ. Nhưng các giá
trị bên trong nó là phi thiện ác, và là rất nguy hiểm. Cho nên chúng ta không
thể lật ngược tình thế được, thì phải chính thức công nhân nó bằng những tên
gọi mới đẹp đẻ chứ sao?.
Sự “rối loạn cảm xúc” không những được lộ
diện qua các hình thái nghệ thuật, mà nó còn tràn vào tất cả các ngành nghề
khác nhau, như chính trị và khoa học cộng nghệ nữa. Chúng ta sống trần trụi
quá, nên chúng ta cần mơ mộng nhiều hơn. Sự mơ mộng này như là sự cúng tế cầu
mưa trên một mảnh đất khô cằn của tâm hồn nhân loại.
Vì tâm hồn của chúng ta ngày nay có rất ít ý
nghĩa về văn hóa. Vì văn hóa là những hương thơm được chắc lọc qua từng cơn
chấn động tinh thần mới có được. Nhưng chúng ta luôn bị “rối loạn cảm xúc” dài
dài. Chúng ta không thoát ra được trong sự mở rộng của cái xã hội dân sự hiện
đại này, với các hệ giá trị trái ngược nhau. Chúng ta cứ bị dồn qua dập lại mãi
bởi sự “rối loạn cảm xúc” của đám đông. Và từ đám đông này nó bắt gặp nhau
trong những băng tầng tâm lý chán chường u ám rã rời cực đoan nhất. Nhưng chúng
ta đâu biết được mình đang nổi hay đang chìm xuống đâu.
Một xã hội luôn phình nở ra mãi theo bề ngang
của các nền kinh tế đang hội nhập, thì các biên giới quốc gia bị xóa mờ dần.
Vậy mà cái đỉnh của cải xã hội đó nằm ở một góc của thế giới này sao ? Do đó
thực sự quyền lực xã hội này nó bắt buộc phải chia sẻ với thế giới ngầm trong
lòng nó. Cho nên các chính khách bây giờ luôn dễ dàng mất đề kháng với các loại
giá trị xấu xa ở bên ngoài. Từ đó quyền lực của thế giới ngầm trổi dậy đi vào
chính trường với những khẩu hiệu hùng hồn nhất, hay ho nhất. Đó là đỉnh cao của
căn bệnh “rối loạn cảm xúc” của giới tinh hoa trong xã hội chúng ta.
Sự liên quan của các quyền lợi kinh tế không
rõ ràng, thì nó sẽ luôn xảy ra xung đột lợi ích ngầm rất dữ dội. Và người ta
luôn đi tìm cách giải quyết nó bằng cách mở ra những chính sách rộng lớn nhưng
không đủ lâu dài. Cho nên nó có thể đi tới một cách hên xui, vì nó đã mất niềm
tin vững chắc vào các hệ thống kinh tế đó rồi. Từ đó bong bóng tài chính đổ vở
và sự sụp đổ kinh tế xảy ra dây chuyền không thể nào chống đỡ được.
Khi kinh tế thế giới sụp đổ, thì nó co rút
lại các sức mạnh răn đe kềm chế lẫn nhau của các nước lớn. Lúc này cơ hội chiến
thắng có thể lọt vào tay của người Trung Quốc rất cao. Vì họ có một nguồn kinh
tế tiềm năng dựa trên sự không minh bạch gì cả, bởi dân số của họ quá đông, và
ở rải rác khắp nơi trên thế giới. Từ đó khi những cơn bão ập tới bên thềm, mà
các nước phương tây không nhảy lên kịp, thì sẽ bị khủng hoảng kinh tế trầm
trọng đè bẹp. Nhưng cũng là việc này, thì người Trung Quốc vẫn còn đứng vững
được. Vì họ có khả năng nhìn thấy những cơn bão đó ở xa hơn người phương Tây.
Và họ cũng không bị mắc cạn bởi các quyền lợi và trách nhiệm khắp nơi như người
phương tây. Nên lúc này họ sẽ trở thành chủ nợ của thế giới.
Và nếu như nhân cơ hội bên nhà người ta hoảng
loạn, mà họ đem sức mạnh quân sự tấn công chiếm lấy những mục tiêu đã định, thì
họ cũng có khả năng thành công. Ngoài ra chả còn một cơ hội nào nửa. Và họ nắm
lấy cơ hội đó để tạo ra giấc mơ Trung Hoa, thì rõ ràng nó cũng sẽ là cơn ác
mộng cho cả châu á. Lúc đó bộ mặt thế giới sẹ thay đổi.
Vì thế sự “rối loạn cảm xúc” tạo ra “rối loạn
xã hội” dân sự đến trầm trọng là đương nhiên. Sự “rối loạn cảm xúc” làm cho con
người phải đi tới bằng nhiều cách, trong sự bất đồng chính kiến cao độ, trong
đó có con đường đấu tranh nhắm vào nhân quyền, hay bình đẳng xã hội là mạnh
nhất, và cũng dễ dàng nhất. Tuy nhiên, khi nó đi tới đường nào, thì cũng để
thoát ra cái xã hội đó bằng cách cải tạo cho nó tốt hơn là chính. Điều này nằm
trong tay các nhà hoạch định chiến lược của đất nước, nhưng nó phải được chia
sẻ với người dân nữa.
Cuối cùng căn bệnh rối loạn cảm xúc rất gần các
cơn bệnh lý thuộc động vật, nhưng nó được tạo ra trong một xã hội con người có
nhân tính mới thật là lạ lùng. Vì sự rối loạn cảm xúc của đám đông con người
mất phương hướng, thì nó có khả năng làm nên những cơn co giật của lịch sử là
rất là dài lâu…
………………………………………..
Cảm xúc nó luôn đi trước thời đại bởi cá
nhân. Và nếu như nó là căn bệnh của đám đông thì xã hội đó sẽ đi vòng vòng
chung quanh cái cây đời khô cằn được gọi là xã hội.
0 nhận xét