Người dân có quyền lật đổ chế độ CS???

Lê Duy San

Chính quyền là do dân mà ra. Không có dân làm sao có nước ? Không có nước làm sao có chính quyền ? Bởi vậy, nếu chính quyền trở nên tồi tệ, không biết phục vụ cho người dân, bảo vệ quyền lợi và tính mạng của người dân, mà chỉ biết tham nhũng, hiếp đáp người dân thì người dân phải tìm cách lật đổ chính quyền để lập một chính quyền khác có lợi cho mình. Đó là quyền lật đổ chính quyền của người dân trong một nước.
I/ Nguồn gốc quyền lật đổ chính quyền của người dân.
a/ Trong học thuyết Nhân Trị Chủ Nghĩa của Khổng Mạnh.
Người cầm quyền xưa thường dựa vào lời nói: ``Quân xử thần tử, thần bất tử, bất trung. Phụ xử tử vong, tử bất vong, bất hiếu`` của người xưa và đã hiểu theo nghĩa đen của từng chữ như sau: ``Vua xử chết, mà (bầy tôi) kháng cự là bất trung. Cha bảo chết, mà (con) còn luyến tiếc cuộc đời là bất hiếu (không xứng đáng là đại trượng phu, là nam tử hán)``.  Hai câu giáo điều này của Nho Giáo đã ngự trị ở Việt Nam cũng như ở Trung Hoa từ nhiều ngàn năm trước và đã được người cầm quyền thời đó tức các vua chúa ngày xưa căn cứ vào đó để trị nước một cách độc tài, độc đoán.
Thực ra thì mặc dù quan niệm Vua là Thiên Tử, nhưng theo Khổng Tử, DÂN cũng là con TRƠI, chỉ khác là VUA là con trưởng mà thôi (Phàm nhân giai vân Thiên chi tử Thiên tử vi chi thủ nhĩ). Không những thế, DÂN mới là người đáng qúy nhất (Dân vi qúy, Xã Tắc thứ chi, Quân vi khinh). Thực vậy, không có DÂN thì làm gì có nước ? Không có nước thì làm gì có vua ? Bởi vậy, dù là Thiên Tử, làm gì cũng phải theo ý trời mà ngày nay ta phải hiểu là ý Dân. Thuận theo ý TRƠI thì sống, nghịch ý TRƠI thì phải chết (Thuận Thiên gỉa tồn, nghịch Thiên gỉa vong).
Chính Đức Khổng Tử cũng đã từng hành xử như vậy. Chỉ có điều vì ngài chủ trương NHÂN TRỊ CHỦ NGHĨA, lại sống dưới chế quân chủ chuyên chế nên cách giải quyết của ngài để phế bỏ những ông vua tàn ác, bạo ngược không thể thuyết giảng công khai mà chỉ âm thầm nhưng vẫn không thiếu phần tích cực và dũng cảm. Đó là sự ra đi (treo áo từ quan) và tìm người khác xứng đáng hơn để phù trợ mà vẫn không mang tiếng là bất trung, là phản nghịch. Một khi những người tài giỏi đã bỏ ra đi hết thì chẳng sớm thì muộn, ông vua tàn ác bạo ngược kia cũng bị mất ngôi, mất nước.
Đọc chuyện Đức Khổng Tử bỏ nước Lỗ trong cuốn Ôn Cố Tri Tân, tập 2 trang 657 của Mộng Bình Sơn, chúng ta thấy Ngài đã được vua nước Lỗ là Lỗ Định Công mời về và phong cho làm Tướng Quốc. Ngài đã giúp cho vua nước Lỗ chỉnh đốn lại được kỷ cương trong nước khiến nước Lỗ mỗi ngày một cường thịnh. Nhưng khi ngài thấy Lỗ Định Công không còn xứng đáng là một vị vua nữa, và cũng không còn cách nào cải sửa được nữa vì đã bỏ mất điều LỄ nên ngài đã bỏ nước Lỗ ra đi, sang nước Vệ rồi nước Tống, tìm minh chủ để phò trợ. Ai dám bảo Đức Khổng Tử, một người đã đề ra thuyết Nhân Trị Chủ Nghĩa, lấy Tam Cương Ngũ Thường làm giường cột, là bất trung ? 
Quan niệm của Đức Khổng Tử về Trung và Hiếu cũng như Quân, Sư, Phụ, lúc nào cũng phải dựa vào NHÂN, NGHĨA, LỄ, TRÍ và TÍN. Bởi vậy, không phải lúc nào cũng ``Quân xử thần tử, thần bất tử, bất trung. Phụ xử tử vong, tử bất vong, bất hiếu``. Câu này sở dĩ luôn luôn được nói tới trong thời phong kiến bởi vì thời nào cũng vậy, hôn quân, bạo chúa, gian thần, nịnh thần thì nhiều mà minh quân, anh quân, trung thần thì ít, nên bọn gian thần, nịnh thần luôn luôn nêu câu này lên để hãm hại trung thần.
Ngày nay, bọn Cộng Sản Trung Hoa và Việt Nam tuy bề ngoài thì đả phá chế độ quân chủ, phong kiến, nhưng cũng bấu víu vào hai chữ TRUNG và HIẾU của Khổng Tử để đàn áp dân chúng cũng như những người bất đồng chính kiến. Nhưng chúng đã sửa đổi một chút cho phù hợp với xu hướng của thời đại và nhu cầu của chế độ là TRUNG với ĐẢNG, HIẾU với DÂN``. Thực ra thì bọn chúng (bọn Cộng Sản Việt Nam) chỉ bắt DÂN phải TRUNG với ĐẢNG mà thôi, chứ làm gì có chuyện bọn chúng HIẾU với DÂN ? Nếu bọn chúng biết HIẾU với DÂN  thì đâu có chuyện hàng triệu người phải bỏ nước ra đi để hàng trăm ngàn người phải bỏ xác ngoài biển cả ?
Là bầy tôi trung, phải hiểu là trung với nước, Vua hay Tổng Thống chỉ là người đại diện. Nếu không xứng đáng, người bầy tôi trung, nói riêng, công dân tốt, nói chung, không những có quyền mà còn có bổn phận đứng lên tìm cách phế bỏ hay đạp đổ. Liệu bọn Cộng Sản Việt Nam còn có thể tồn tại được đến bao giờ nếu chúng không thay đổi cách cư xử đối với dân và cách phụng sự đối với đất nước ? Người xưa thường nói: ``Thuận Thiên giả tồn, nghịch Thiên gỉa vong. Thiên ở đây chính là lòng dân. Do đó, nếu chính quyền của một quốc gia không tạo được an sinh và hạnh phúc cho dân, mà chỉ tham nhũng và dùng quyền bính của mình để ức hiếp và áp chế người dân, người dân có quyền xử dụng quyền lật đổ chính quyền của mình để tạo lập một chính quyền khác, biết lo cho quyền lợi và hạnh phúc của mình hơn.
Đọc lịch sử Việt Nam, chúng ta thấy có nhiều bầy tôi đã hiểu chữ TRUNG, chữ QUÂN một cách tích cực như vậy, mà cụ Chu Văn An, cụ Nguyễn Trãi là những người điển hình.
b/ Trong bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc.
Nguồn gốc thứ hai của Quyền lật đổ chính quyền của người dân cũng tiềm ẩn trong bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Dân Quyền của Pháp, Tuyên Ngôn Độc Lập của Hoa Kỳ và nhất là trong  bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyên của Liên Hiệp Quốc.
Điều 21 bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền đã gián tiếp công nhận quyền lật đổ chính quyền của người dân qua quyền bầu cử và ứng cử của người dân như sau:
             1. Mọi người đều có quyền tham gia vào việc điều hành xứ sở của mình, một cách trực tiếp hay qua các đại biểu được tuyển chọn một cách tự do.
            2.Mọi người đều có quyền đón nhận những dịch vụ công cộng của quốc gia một cách bình đẳng.
            3.Ý muốn của người dân phải là nền tảng của quyền lực chính quyền. Ý muốn này phải được thể hiện qua các cuộc bầu cử định kỳ và thực sự, bằng phiếu kín, qua phương thức phổ thông và bình đẳng đầu phiếu, hay các phương thức tương đương của bầu cử tự do.
II/ Các hình thức để thực hiện quyền lật đổ chính quyền.
a/ Các hình thức ôn hoà.
Tại các nước tự do, dân chủ, khi người dân bất mãn với chính quyền, họ thường xử dụng những quyền tự do đã được luật pháp công nhận như tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền bầu cử và ứng cử v.v. để tỏ bầy những sự bất mãn của họ và yêu cầu chính quyền phải sửa sai.
Nếu không được, họ sẽ dùng những quyền tự do khác, cũng được luật pháp công nhận, nhưng mạnh mẽ hơn để làm áp lực như quyền đình công, bãi thị, quyền mít tinh, biểu tình để yêu cầu các người đại diện của họ tức các dân biểu, nghị sĩ phải đưa các vấn đề mà họ yêu cầu ra trước quốc hội để chất vấn chính phủ (các bộ trưởng) và nếu cần, khiển trách hoặc đàn hạc (impeachment), kể cả Tổng Thống. Một Tổng Thống mà đã bị quốc hội đàn hạc thì dù có thoát tội, và không chịu từ chức thì cũng khó lòng mà có thể được tái cử trong nhiệm kỳ tới.
b/ Các hình thức bạo động.
Tại các nước theo chế độ độc tài, nhất là chế độ độc tài cộng sản, các quyền tự do như tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do báo chí v.v. đều bị cấm đoán hoặc nếu có đề cập tới, thì cũng chỉ là hình thức. Thí dụ như Điều 69 bản Hiến Pháp 1992 của Việt Cộng ghi: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”, nhưng rồi chúng lại đặt ra luật pháp để cấm đoán. Thí dụ như để ngăn cấm những quyền tự do này,  Việt Cộng đã ghi vào bộ Hình Luật của chúng hai điều luật sau:
Điều 79, khoản 1 bộ Luật Hình Sự quy định “Người nào hoạt động thành lập hay tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân thì bị phạt như sau: Người tổ chức, người xúi dục, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt từ từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình”.
Điều 88, Bộ Luật Hình sự Việt Nam quy định tội phạm gồm các hành vi: Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân; Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân; Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hoá phẩm có nội dung chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Nguời phạm tội có thể bị phạt tù từ 3 năm đến 12 năm. Nếu trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 mươi năm.
Như vậy chúng ta chấy, mặc dù Hiến Pháp Việt Cộng tuy có đề cập tới các quyền tự do cũng bằng không. Làm sao người dân còn có thể lật đổ được chính quyền bằng các biện pháp ôn hòa? Người dân cũng không có thể yêu cầu các Dân Biểu hay Thượng Nghị Sĩ đưa Tổng Thống hay Chủ Tịch nhà nước ra trước Quốc Hội để mà chất vấn (question severely) hay đàn hạc (impeachment) vì họ (các dân biểu hay Thượng Nghị Sĩ) đều là người của Đảng (Cộng Sản), đại diện cho Đảng chứ không phải là người đại diện cho dân. Vì thế có thể nói rằng việc sử dụng các hình thức ôn hoà tại các nước theo chế độ độc tài để lật đổ chính quyền là điều bất khả thi. Vì thế người dân phải sử dụng những hình thức bạo động như biểu tình có bạo động, có đổ máu như hô những khẩu hiệu đòi hỏi những người lãnh đạo phải từ chức, quốc hội phải gỉai tán, đập phá, đốt xe cộ của công an, cảnh sát. Nếu bị công an, cảnh sát dùng những biện pháp mạnh như đánh đập người biểu tình thì người biểu tình phải chống đối lại bằng gạch đá, gậy gộc hoặc bằng bom xăng, đưa tới tình trạng bạo động đổ máu hoặc nội chiến gây nhiều tang tóc cho dân chúng, không thể lường trước được.
Việc sử dụng những hình thức ôn hoà chỉ hữu hiệu tại các nước dân chủ mà thôi. Bởi vậy tại các nước dân chủ thực sự, không bao giờ xẩy ra những cuộc cách mạng đổ máu. Trái lại, tại các nước độc tài quân phiệt hay độc tài Cộng Sản, nếu không có cuộc cách mạng đổ máu, thật khó mà có thể lật đổ được chính quyền của những nước này nhất là tại những nước theo chế độ Cộng Sản. Bởi vì mặc dầu những nước này cũng đã ký vào bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và cũng có ghi vào bản Hiến Pháp của họ. Nhưng trên thực tế, mọi quyền tự do đều bị cấm đoán. Không những thế, họ còn đặt ra những điều luật để hù dọa như điều 79, khoản 1 bộ Luật Hình Sự Việt Cộng. Điều khoàn này quy định “Người nào hoạt động thành lập hay tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân thì bị phạt như sau: Người tổ chức, người xúi dục, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt từ từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình” để hù họa những người muốn xử dụng “Quyền lật đổ chính quyền”.
Tóm lại, khi một chế độ không biết chăm lo săn sóc quyền lợi của người dân, không biết bảo vệ quyền lợi của người dân mà chỉ biết tham nhũng, hiếp đáp người dân, không biết lo cho tương lai của dân tộc, tiền đồ của đất nước thì người dân có quyền lật đổ chính quyền.  Khi mà một chế độ chỉ biết vâng lời ngoại bang, nhượng đất, nhượng biển cho ngoại bang và gây ra không biết là bao nhiêu cảnh tang thương, chết chóc cho dân tộc như bọn lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam hiện nay đã làm thì đó là một chế độ phản dân, hại nước, người dân lại càng có lý do chính đáng lật đổ chúng để xây dựng một chế độ tốt đẹp hơn.
Vì thế việc lật đổ chính quyền Cộng Sản Việt Nam hiện nay, không những là một quyền tối thượng của người dân mà còn là một nhiệm vụ cao cả của người dân. Bọn lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam không thể vin vào bất cứ lý do gì để trừng phạt hay cản trở người dân yêu nước khi xử dụng quyền tối thượng này.

Bọn lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam hãy mau mau tỉnh ngộ, đừng để cuộc cách mạng đổ máu xẩy ra. Nếu không, chắc chắn sẽ không một lực lượng nào có thể ngăn chặn nổi sự giận dữ cuồng nộ của người dân. Chắc chắn lúc đó người dân sẽ, không những tìm những tên đầu xỏ Việt Cộng, những tên Công An Việt Cộng ác ôn để thanh toán mà còn thanh toán luôn cả các tên đảng viên cộng sản, các tên công an, và có khi cả các thân nhân của bọn chúng và cả những tên đã dựa hơi bọn chúng để làm giầu hay để ức hiếp dân lành. 

,
Được tạo bởi Blogger.