Đại diện các sứ quán dự thảo luận của blogger VN về quyền tự do đi lại
Trà Mi-VOA
Một buổi
thảo luận về thực trạng vi phạm quyền tự do đi lại tại Việt Nam diễn ra sáng ngày
20/3 quy tụ sự tham gia của đại diện các sứ quán nước ngoài.
Sự kiện mang tên ‘Công dân bị cấm xuất cảnh vì lý do an ninh - Nhìn từ quan
điểm Quốc tế’ do Mạng lưới Blogger Việt Nam tổ chức tại thủ đô Hà Nội.
Mạng lưới cho biết thành phần tham dự ngoài đại diện ngoại giao từ các sứ quán Đức, Úc, Thụy Điển, Liên hiệp Châu Âu, còn có giới truyền thông nước ngoài, các blogger, các nhà hoạt động, và nhân sĩ-trí thức có tiếng trong số này có Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS, và giáo sư Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ Việt Nam.
Blogger Trịnh Anh Tuấn, một thành viên của Mạng lưới Blogger Việt Nam, cho biết:
“Hiện nay có rất nhiều blogger trong Mạng lưới và nhiều người khác bị lực lượng an ninh cấm xuất cảnh. Nguyện vọng của chúng tôi qua sự kiện này là muốn cho mọi người hiểu biết về quyền tự do đi lại, một trong những nhân quyền rất quan trọng.”
Anh Tuấn nói ban tổ chức có gửi thư mời đại diện an ninh và cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam dự buổi thảo luận, nhưng họ không chính thức tham dự, chỉ có các nhân viên an ninh thường phục theo dõi và đứng xung quanh ghi hình sinh hoạt này.
Các blogger tố cáo lệnh cấm xuất cảnh thời gian gần đây liên tục được nhà cầm quyền áp dụng ‘tùy tiện’ nhắm vào giới blogger, những nhà hoạt động xã hội, các nhân vật bất đồng chính kiến, hay những tiếng nói chỉ trích nhà nước.
Các thành viên Mạng lưới Blogger Việt Nam phản đối việc an ninh viện lý do chung chung vì ‘an ninh quốc gia’ mà không giải thích những người bị cấm đã vi phạm an ninh quốc gia như thế nào và họ, dù không phải đối tượng phạm tội hay bị quản thúc, cũng không được thông báo thuộc diện bị cấm xuất cảnh cho tới khi bị chặn tại sân bay.
Blogger Thành Nguyễn nói chính sự ‘mơ hồ’ này đã tạo ra ‘không gian rất lớn cho lực lượng an ninh hành xử tùy tiện’, một khoảng trống về vi phạm nhân quyền rất lớn.’
Mạng lưới cho biết thành phần tham dự ngoài đại diện ngoại giao từ các sứ quán Đức, Úc, Thụy Điển, Liên hiệp Châu Âu, còn có giới truyền thông nước ngoài, các blogger, các nhà hoạt động, và nhân sĩ-trí thức có tiếng trong số này có Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS, và giáo sư Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ Việt Nam.
Blogger Trịnh Anh Tuấn, một thành viên của Mạng lưới Blogger Việt Nam, cho biết:
“Hiện nay có rất nhiều blogger trong Mạng lưới và nhiều người khác bị lực lượng an ninh cấm xuất cảnh. Nguyện vọng của chúng tôi qua sự kiện này là muốn cho mọi người hiểu biết về quyền tự do đi lại, một trong những nhân quyền rất quan trọng.”
Anh Tuấn nói ban tổ chức có gửi thư mời đại diện an ninh và cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam dự buổi thảo luận, nhưng họ không chính thức tham dự, chỉ có các nhân viên an ninh thường phục theo dõi và đứng xung quanh ghi hình sinh hoạt này.
Các blogger tố cáo lệnh cấm xuất cảnh thời gian gần đây liên tục được nhà cầm quyền áp dụng ‘tùy tiện’ nhắm vào giới blogger, những nhà hoạt động xã hội, các nhân vật bất đồng chính kiến, hay những tiếng nói chỉ trích nhà nước.
Các thành viên Mạng lưới Blogger Việt Nam phản đối việc an ninh viện lý do chung chung vì ‘an ninh quốc gia’ mà không giải thích những người bị cấm đã vi phạm an ninh quốc gia như thế nào và họ, dù không phải đối tượng phạm tội hay bị quản thúc, cũng không được thông báo thuộc diện bị cấm xuất cảnh cho tới khi bị chặn tại sân bay.
Blogger Thành Nguyễn nói chính sự ‘mơ hồ’ này đã tạo ra ‘không gian rất lớn cho lực lượng an ninh hành xử tùy tiện’, một khoảng trống về vi phạm nhân quyền rất lớn.’
Đoạn video được Mạng lưới Blogger Việt Nam phổ biến trên Youtube
cho thấy tại buổi thảo luận, ông David Skowronski, Bí thư thứ hai của đại sứ
quán Australia đánh giá cao sinh hoạt này. Ông nói đây ‘là cơ hội quan trọng
cho chúng tôi hiểu hơn về tình hình nhân quyền Việt Nam.’
Đại diện ngoại giao của Australia cho biết chính phủ ông rất quan tâm và không ngừng thúc đẩy nhà nước Việt Nam trong lĩnh vực nhân quyền.
Lãnh sự kiêm Tham tán Chính trị của đại sứ quán Đức, ông Felix Schwarz, nhấn mạnh bất đồng quan điểm với nhà nước không phải là tội phạm, do đó, không thể dẫn tới việc bị cấm xuất cảnh hoặc bị tịch thu hộ chiếu.
Một số blogger Việt Nam sang Thụy Sĩ dự báo cáo nhân quyền định kỳ phổ quát UPR của Hà Nội hồi tháng 2 khi trở về bị tịch thu hộ chiếu và cấm xuất cảnh, trong số này có trường hợp của blogger Peter Lâm Bùi. Tiến sĩ Nguyễn Quang A cho rằng thực trạng này là không thể chấp nhận.
Thời gian gần đây, Mạng lưới Blogger Việt Nam phát động chiến dịch quốc tế vận, phản đối điều luật 258 về ‘lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước’ đang được áp dụng đối với các nhà báo và các blogger độc lập thể hiện quan điểm trái với nhà nước.
Điều luật này cũng bị giới bảo vệ nhân quyền quốc tế lên án là ‘bao quát’, ‘mơ hồ’ nhắm bóp nghẹt quyền tự do tư tưởng của công dân.
Mạng lưới kêu gọi nhà nước Việt Nam chấn chỉnh tình trạng vi phạm quyền tự do đi lại của công dân và tôn trọng các nhân quyền căn bản đã cam kết với thế giới, trong tư cách là tân thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.
Thông cáo của tổ chức này nhấn mạnh ‘Trước khi có phán quyết của tòa án, mọi công dân đều có quyền tự do đi lại và xuất cảnh.’
Mạng lưới Blogger Việt Nam kêu gọi các tổ chức xã hội dân sự và bảo vệ nhân quyền và Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đồng lên tiếng giúp bảo vệ nhân quyền cho người dân Việt Nam trong đó có quyền tự do đi lại.