An toàn thực phẩm: đừng nói nữa, hãy làm đi!

Tuần qua, tại các cuộc họp HĐND ở các tỉnh thành, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm được mang ra mổ xẻ rất gay gắt. 
Lô hàng heo thối bị Trạm kiểm dịch động vật Thủ Đức (TP.HCM) bắt trên đường vận chuyển vào TP.HCM tiêu thụ. Những vụ việc như thế này diễn ra thường xuyên và chưa hề có dấu hiệu dừng lại - Ảnh do Trạm kiểm dịch động vật Thủ Đức cung cấp
Lô hàng heo thối bị Trạm kiểm dịch động vật Thủ Đức (TP.HCM) bắt trên đường vận chuyển vào TP.HCM tiêu thụ. Những vụ việc như thế này diễn ra thường xuyên và chưa hề có dấu hiệu dừng lại - Ảnh do Trạm kiểm dịch động vật Thủ Đức cung cấp
Có nhiều ý kiến cho rằng việc bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm thời gian qua đã thất bại, khiến bệnh tật gia tăng, ăn thứ gì cũng lo bị ung thư.
Tại sao và có biện pháp gì để giải quyết vấn đề bức thiết này? Tuổi Trẻ ghi nhận các ý kiến về vấn đề này, góp thêm các giải pháp tìm cách để người dân an tâm với bữa ăn hằng ngày.
* Ông Nguyễn Xuân Hồng 
(cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, 
Bộ NN&PTNT):
Hai khâu trọng yếu: sản xuất và cung ứng
Cái gốc là tổ chức sản xuất như thế nào để người sản xuất thực phẩm an toàn mới bán được hàng. Theo tôi, khu vực nông thôn đang sử dụng thực phẩm an toàn, mất an toàn là những vùng chuyên canh cung cấp thực phẩm cho các thành phố.
Sản xuất thực phẩm ở VN rất manh mún, ai muốn làm như thế nào thì làm. Nếu các chợ đầu mối kiểm soát đầu vào, không có chứng nhận nuôi trồng an toàn không được vào chợ thì người trồng sẽ phải trồng theo tiêu chuẩn an toàn.

Những năm gần đây, tỉ lệ rau còn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật ở VN ở mức 8-10%, nhưng vấn đề là người ta không biết 8-10% đó ở đâu, người nào cũng có thể mua phải loại rau quả đó mặc dù có 90% rau củ còn lại là an toàn.
Hà Nội, TP.HCM là những vùng tiêu thụ lớn nhất có thể quản chặt thông qua các chuỗi cung ứng từ vùng trồng tới chợ, còn kiểm tra, phát hiện chỉ là giải quyết phần ngọn.
Nếu giám sát được từ vùng trồng, sau đó là các chợ đầu mối quản lý chặt thực phẩm vào chợ, các siêu thị, cửa hàng khác cũng làm như vậy thì thực phẩm ra thị trường mới đảm bảo chất lượng. Đại biểu Quốc hội Bùi Thị An(Hà Nội):
* Đỉnh của sự bức xúc và nguy hại
Bà Bùi Thị An
Bà Bùi Thị An
Tôi vừa đi giám sát lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm về thì thấy vấn đề này hiện nay đã ở đỉnh của sự bức xúc và nguy hại.
Mỗi ngày nước ta có không biết bao nhiêu người bị ung thư, ung thư thì có nhiều nguyên nhân, trong đó phải kể đến hai nguyên nhân là môi trường và thực phẩm, đó là chưa kể đến các loại bệnh tật khác, chưa kể đến ảnh hưởng lâu dài đến giống nòi.
Những năm qua chúng ta nói đủ rồi, về luật pháp cũng cơ bản đáp ứng được, vấn đề hiện nay là làm.
Ở trung ương chúng ta có ban chỉ đạo liên ngành trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm, có các bộ chuyên ngành, ở địa phương thì có chính quyền các cấp, vậy thì vì sao thực phẩm độc hại, hàng giả, hàng nhái, hàng lậu không rõ nguồn gốc, xuất xứ vẫn cứ tuồn vào nước ta, vẫn cứ ngang nhiên ra thị trường?
Phải làm rõ trách nhiệm đối với từng lĩnh vực, từng mặt hàng, không thể để tình trạng lâu nay kéo dài.
Sức khỏe là vốn quý của con người, là điều kiện để đất nước phát triển bền vững, đối với những hành vi làm mất an toàn vệ sinh thực phẩm phải xử lý nghiêm khắc, mức độ nguy hại cao thì phải xử lý hình sự để răn đe.
Thậm chí đối với những trường hợp mà cá nhân, tổ chức nào vì lợi ích bất chính, sử dụng chất cấm vào thực phẩm ảnh hưởng đến tính mạng người khác thì phải coi đó như tội giết người. Nếu chúng ta không đặt đúng tầm quan trọng như vậy thì tội phạm sẽ nhờn.
* Ông Nguyễn Xuân Mai (nguyên viện phó Viện Y tế 
công cộng TP.HCM):
Cần kiểm soát thực phẩm ở chợ đầu mối, vỉa hè
Ông Nguyễn Xuân Mai
Ông Nguyễn Xuân Mai
Dư lượng thuốc trừ sâu, kháng sinh, các chất tăng trọng, phân bón... trong thực phẩm là vấn đề đáng quan ngại. Những chất hóa học này có thể gây ra ngộ độc tức thì hoặc ảnh hưởng tiềm ẩn, lâu dài cho người ăn.
Thực phẩm cũng có thể bị nhiễm bẩn vi sinh trong quá trình giết mổ, quá trình thu hoạch... Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã triển khai tiêu chuẩn VietGap cho vùng rau sạch, như vậy tình hình thực phẩm sẽ 
được cải thiện hơn.
Những thực phẩm có nguồn gốc, được đưa vào các siêu thị hiện khá an tâm. Thực phẩm có nguy cơ cao thường ở các chợ đầu mối và các chợ vỉa hè.
Do vậy, với nguồn lực có hạn, các cơ quan thanh tra nhà nước cần tập trung kiểm soát thực phẩm ở những nơi này thì thảm họa thực phẩm bẩn sẽ giảm bớt.
Thứ nữa là tăng cường khâu hậu kiểm. Hiện nay VN quản lý khá chặt ở khâu cấp phép, nhưng hàng vào rồi, lưu hành rồi thì hậu kiểm được rất ít ỏi, chúng ta không đủ cả nguồn nhân lực và điều kiện tài chính để hậu kiểm lượng hàng hóa khổng lồ đang lưu hành.
Chưa có một quốc gia nào ba bộ cùng quản lý thực phẩm như VN, tôi cho rằng nên sớm sửa đổi lại cách quản lý này, cùng phối hợp nhưng nên thống nhất.
Không có nước nào 
ba bộ cùng quản lý thực phẩm như VN* Ông Trần Quang Trung (nguyên cục trưởng Cục An toàn thực phẩm):
Chúng ta đã và đang hội nhập mạnh mẽ, nên chăng áp dụng quy định các nước là thông thoáng ở khâu cấp phép nhưng chặt chẽ ở khâu hậu kiểm.
Một mặt, các cơ quan hải quan, quản lý thị trường cần tăng cường kiểm tra và thu giữ hàng nhập lậu.
Tôi cho là các chất tạo nạc, phụ gia chế biến phần lớn là hàng lậu, nếu tích cực như chiến dịch tuyên chiến như vụ chất tạo nạc hiện nay, sẽ quản được vấn đề hóa chất độc hại 
trong thực phẩm.
Thịt gà thối không rõ nguồn gốc, không giấy tờ kiểm dịch bị Trạm kiểm dịch Thủ Đức (TP.HCM) bắt giữ - Ảnh: Hoàng Lộc
Thịt gà thối không rõ nguồn gốc, không giấy tờ kiểm dịch bị Trạm kiểm dịch Thủ Đức (TP.HCM) bắt giữ - Ảnh: Hoàng Lộc
* Đại biểu HĐND TP.HCM
 Võ Văn Sen:
Nên có một
 cơ quan chuyên trách
Ông Võ Văn Sen
Ông Võ Văn Sen
Theo tôi, TP.HCM nên suy nghĩ tới chuyện thành lập một cơ quan chuyên trách, thường xuyên theo dõi, bám sát về vệ sinh an toàn thực phẩm giống như các nước phát triển vẫn làm.
Bây giờ, trong hệ thống các cơ quan nhà nước chưa có cơ quan này thì TP.HCM - đô thị xấp xỉ 10 triệu dân - có thể đột phá, xin trung ương cho thành lập cơ quan này được hay không? Giống như các vấn đề y tế, giao thông cũng có các sở để quản lý vậy.
Hình thức ban chỉ đạo liên ngành như hiện nay hoàn toàn không phù hợp với một vấn đề quá lớn như vệ sinh an toàn thực phẩm. Ban chỉ đạo lúc hợp lúc tan, mỗi sở thật ra chỉ ghé vào công việc của ban chỉ đạo một chút, không ăn thua.
Ban chỉ đạo chỉ phù hợp với những hoạt động mang tính chiến dịch trong thời gian ngắn, hoặc theo dõi một mảng nào đó cần liên kết nhiều bộ phận, trong khi quản lý về vệ sinh an toàn thực phẩm không thể như vậy mà phải lâu dài, thường xuyên, liên tục.

0 nhận xét

Đăng nhận xét
Được tạo bởi Blogger.