Dân chủ là đích đến của xã hội Việt Nam

Dân chủ – theo tiếng Hy Lạp có nghĩa là “nhân dân” – về cơ bản được định nghĩa là một hình thức chính phủ trong đó quyền lực tối cao thuộc về nhân dân. Dân chủ có thể do người dân trực tiếp thực thi. Ở các xã hội lớn hơn, dân chủ được thực thi bởi các quan chức do nhân dân bầu ra. Hay theo như câu nói nổi tiếng của Tổng thống Abraham Lincoln, dân chủ là chính phủ “của nhân dân, do dân và vì dân”.
Tự do và dân chủ thường được dùng thay thế cho nhau. Thực ra hai khái niệm này không đồng nghĩa. Dân chủ không chỉ là một loạt ý tưởng và các nguyên tắc về tự do, mà còn bao hàm cả những thực tiễn và các tiến trình đã được hình thành trong suốt chiều dài lịch sử vốn phức tạp. Dân chủ là sự thể chế hóa tự do.
Hình ảnh chỉ có tính chất minh họa

            Dân chủ mới bảo đảm quyền con người được tôn trọng.
            Dân chủ mới bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
            Dân chủ mới đảm bảo quyền tự do của các dân tộc.
            Dân chủ mới chấp nhận đa nguyên.
            Dân chủ mới đảm bảo công băng xã hội.
            Dân chủ tạo ra năng suất lao động xã hội cao nhất.
            Vì vậy,
Chỉ có dân chủ mới bảo đảm cho độc lập dân tộc.
Chỉ có dân chủ mới làm cho đất nước Việt Nam cường thịnh.
Chỉ có dân chủ mới giúp cho Việt Nam có được đồng minh chống lại chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc.
Dân chủ chứ không phải Chủ nghĩa xã hội như Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam lựa chọn. Trên thực tế, không có Chủ nghĩa xã hội mà chỉ mục đích thâu tóm quyền lực xã hội hay lợi dùng tinh thần độc lập dân tộc để áp đặt duy trì chế độ toàn trị của số ít người thuộc nhóm lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam. Lịch sử hơn 60 năm ở Việt Nam, Đảng cộng sản đã xây dựng lên một chế độ xã hội phi nhân tính và lạc hậu.
Đa nguyên, đa đảng có thể chấp nhận đảng cộng sản cùng nắm quyền lực nhà nước nhưng đảng cộng sản đã độc quyền nắm quyền lực nhà nước thì không bao giờ chấp nhận đa nguyên, đa đảng. Nên để xây dựng một xã hội dân chủ thì phải xóa bỏ sự độc quyền lãnh đạo nhà nước của đảng cộng sản.
“Bạn bè chỉ là nhất thời, lợi ích dân tộc mới là vĩnh cửu”. Đối với đảng cộng sản “Liên minh, hợp tác chỉ là thủ đoạn, độc quyền chính trị mới là mục tiêu”.
Hiện nay, để đấu tranh cho mục tiêu dân chủ hóa đất nước các lực lượng dân chủ cần phải liên kết, hợp lực với các đảng phái chính trị, các tôn giáo …nhưng đừng bao giờ đánh mất sự độc lập của mình. Trong hợp tác phải luôn luôn cảnh giác với đảng cộng sản vì tư tưởng của đảng cộng sản là chủ nghĩa Mác – Lê nin, một hệ tư tưởng độc đoán, toàn trị.
Có thể hợp tác với đảng cộng sản để chống Trung Quốc nhưng không vì thế mà từ bỏ mục tiêu dân chủ. Chế độ toàn trị của Đảng cộng sản Trung Quốc là chỗ dựa của Đảng cộng sản Việt Nam. Nhưng Đảng cộng sản Trung Quốc muốn kéo dài chế độ toàn trị của mình, hướng các xung đột trong nước ra các nước xung quanh nên việc không tránh khỏi là từng bước và tiến tới phải thôn tính Việt Nam để mở cửa ra thế giới. Do đó việc Việt Nam thoát khỏi sự ảnh hưởng của Trung Quốc là cơ hội cho dân chủ, các lực lượng dân chủ phải tận dụng cơ hội này.
Mỹ, Nhật Bản, Úc … vì lợi ích của quốc gia họ mà ủng hộ cho nhà nước Việt Nam, hay Đảng cộng sản Việt Nam để chống Trung Quốc. Quan hệ này vừa có lợi và vừa bất lợi cho các lực lượng dân chủ. Để hợp lực chống Trung Quốc, Đảng cộng sản Việt Nam có thể và đã từng lợi dụng các lực lượng xã hội để cùng chung sức nhưng sau khi kết thúc mục tiêu sẽ nhanh chóng tiêu diệt các lực lượng chính trị khác. Khi cần phản đối Trung Quốc xâm lược và tranh thủ Mỹ, Phương Tây thì Đảng cộng sản có thể nương tay với lực lượng dân chủ. Hoặc Mỹ, Phương Tây sẽ bỏ mặc lực lượng dân chủ bị Đảng cộng sản triệt hóa để đánh đổi lấy việc chống Trung Quốc. Cũng như trước đây Mỹ đã bỏ mặc Việt Nam Cộng hòa để đánh đổi việc Trung Quốc chống lại Liên Xô.
Các lực lượng dân chủ phải tận dụng được thời cơ này và rút ra bài học trước đây.

23/05/2014

Cao Phong

, ,

0 nhận xét

Đăng nhận xét
Được tạo bởi Blogger.