Hạnh phúc là đấu tranh
Hạnh phúc là đấu tranh. Nói như vậy không có nghĩa là đồng nhất hạnh phúc với đấu tranh. Hạnh phúc không chỉ là đấu tranh. Có lẽ ở đây nên hiểu là: hạnh phúc bao hàm đấu tranh. Muốn có hạnh phúc phải có đấu tranh.
Theo Karl Marx (1818-1883) thì “Hạnh phúc là đấu tranh.”.
Phải chăng “đấu tranh” theo nghĩa rộng là “dấn thân” và “cống hiến”? Và khi con người cảm
thấy có trách nhiệm, sứ mệnh với tập thể, dân tộc v.v... là “cộng nghiệp”, người ta đấu tranh là để mong giúp xã hội hướng thượng.
“Tất cả những gì mà con người đấu tranh để giành lấy, đều dính liền với lợi ích
của họ” (Mác). Và, hạnh phúc cũng vậy. Con người luôn phải đấu tranh để bảo vệ,
duy trì quyền lợi cũng như hạnh phúc bản thân.
Hạnh phúc còn là tiền đề và cơ sở cho đấu tranh. Con người đấu tranh vì hạnh
phúc, nhu cầu, lợi ích và
ngược lại khi không có nhu cầu, lợi ích thì không thể có hành động tích cực của
con người.
Lênin nói: “Sự phát triển là một cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập”. Ở đây
cũng vậy. Hạnh phúc là đấu tranh vì
những lý tưởng cao đẹp như vì tự do, dân chủ, nhân quyền để hướng
đến sự phát triển xã hội dân chủ, văn minh.
Trong sự tồn tại của mình, con người có những nhu cầu, lợi ích, có những hạnh
phúc khác nhau, đa dạng, muôn hình muôn vẻ. Con người đấu tranh vì những nhu
cầu, lợi ích, hạnh phúc đó, vì vậy, xã hội vận động và phát triển. Đấu tranh
thực sự là nguồn gốc, là động lực bên trong của mọi sự vận động và phát triển.
Và, xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu, lợi ích, hạnh phúc của con người
cũng biến đổi, phát triển cả về quy mô, số lượng và hình thức thể hiện.
Đó chính là lý do giải thích vì sao xã hội ngày nay phát triển nhanh hơn xã hội
trước kia rất nhiều. Đó là sự phát triển gắn liền với quá trình đấu tranh liên
tục của con người đối với tự nhiên, xã hội cũng như giữa con người với con
người nhằm đạt được hạnh phúc, quyền lợi, nhu cầu của bản thân, cộng đồng, xã
hội.
Đặc
biệt trong hoàn cảnh xã hội Việt Nam hiện tại, có biết bao nhiêu những bất công
do chế độ độc đảng phi dân chủ gây ra. Tham nhũng, nghèo đói, bất bình đẳng xã
hội, các quyền con người bị xâm phạm và trà đạp, những người nông dân bị tước
đoạt ruộng đất, tư liệu sản xuất,… Thì rõ ràng, việc đấu tranh để thay đổi xã
hội đem lại tự do, dân chủ, công bằng bác ái cho mọi người dân không chỉ là
quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm mà còn là hạnh phúc của mỗi công dân Việt Nam.
Với những lẽ kể trên, có thể nhận thấy: Hạnh phúc là đấu tranh, là một quan
điểm đúng đắn.