Kinh nghiệm cho những người hoạt động nhân quyền và các thân hữu khi xuất cảnh
Luật sư Nguyễn Văn Đài
Trong những
ngày vừa qua, có rất nhiều những người hoạt động nhân quyền và một số thân hữu
khi xuất cảnh đi nước ngoài học tập, du lịch, thăm bạn bè đã bị dừng xuất cảnh.
An ninh đã
tiến hành thẩm vấn những người bị dừng xuất cảnh. Do hầu hết các anh em hoạt
động nhân quyền và các thân hữu chưa có kinh nghiệm nên bị cuốn vào các câu hỏi
thẩm vấn của an ninh mà lại quên mất quyền của chính mình.
Kinh nghiệm
đầu tiên cần nhớ là: Chúng ta luôn luôn chuẩn bị tâm lý có thể sẽ bị dừng xuất
cảnh và bị thẩm vấn. Chúng ta luôn sẵn sang đối phó với việc thẩm vấn của rất
nhiều an ninh. Thái độ của an ninh có thể là khủng bố tinh thần như đe dọa,
quát tháo hoặc họ dụ dỗ. Khi chúng ta có tâm lý chuẩn bị như vậy thì chúng ta
sẽ có sự bình tĩnh, can đảm và sáng suốt.
Kinh nghiệm
thứ hai: Không trả lời câu hỏi của an ninh, mà chúng ta đưa ra yêu cầu của
mình.
An ninh
thường sử dụng bài đánh phủ đầu bằng 1 vài thông tin mà họ nắm được, phán đoán,
thậm chí phịa ra làm cho chúng ta lầm tưởng là họ biết tất cả rồi. Việc chúng
ta có khai báo hay không chỉ để xem mức độ thành thật của chúng ta.
Nhưng cho dù
họ nói gì, hỏi gì ngay ban đầu. Chúng ta cứ bình thản, im lặng và suy nghĩ.
Không trả lời câu hỏi của họ. Câu đầu tiên mà chúng ta nói là:
Đề nghị các
anh cho tôi biết lý do tôi bị dừng xuất cảnh? Tôi có quyền thông báo cho gia
đình và người thân về việc tôi bị tạm giữ.
1/ Nếu an
ninh không đáp ứng yêu cầu và trả lời lý do thì chúng ta cự tuyệt và không bao
giờ trả lời bất kỳ câu hỏi nào của họ.
2/ Nếu họ đưa
ra lý do chung chung như có dấu hiệu, nghi ngờ,… vi phạm an ninh quốc gia thì
chúng ta tiếp tục yêu cầu họ:
Đề nghị các
anh đưa ra bằng chứng để chứng minh điều các anh nói? Và yêu cầ các anh cho
biết tôi đã vi phạm điều luật và văn bản pháp luật nào?
An ninh chẳng
bao giờ có bằng chứng cả. Vì việc chúng ta đi học tập, du lịch, thăm bạn là hợp
pháp.
Nhưng an ninh
sẽ áp đặt các câu hỏi để bắt chúng ta trả lời như:
1/ Anh chị đi
đâu?
Trả lời: Anh
nhìn vào vé thì biết, không cần phải hỏi. Tôi không trả lời. Tôi tiếp tục yêu
cầu anh cho biết lý do bị dừng xuất cảnh và đưa ra bằng chứng?
2/ Ai mời hay
tổ chức nào mời anh chị đi?
Trả lời: Đây
là chuyện riêng của tôi. Tôi tiếp tục yêu cầu anh cho biết lý do bị dừng xuất
cảnh và đưa ra bằng chứng?
3/ Ai mua vé
cho anh chị?
Trả lời: Tại
sao tôi phải trả lời anh? Tôi tiếp tục yêu cầu anh cho biết lý do bị dừng xuất
cảnh và đưa ra bằng chứng?
4/ Anh chị có
biết Hội.. này không?
Trả lời: Việc
biết Hội này hay Hội kia không liên quan đến việc các anh dừng xuất cảnh của
tôi. Tôi tiếp tục yêu cầu anh cho biết lý do bị dừng xuất cảnh và đưa ra bằng
chứng?
5/ Anh chị có
quen anh A hay chị B không?
Trả lời: Việc
quen ai là chuyện riêng của tôi, tôi không có nghĩa vụ cho các anh biết. Tôi
tiếp tục yêu cầu anh cho biết lý do bị dừng xuất cảnh và đưa ra bằng chứng?
Tóm lại: Cho
dù an ninh có hàng trăm, hàng nghìn câu hỏi, thì chúng ta không bao giờ cho họ
câu trả lời. Đó là quyền riêng tư, quyền bảo vệ bí mật cá nhân của bạn. Điều 21
Hiếp pháp VN 2013 qui định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá
nhân và bí mật gia đình”. Bạn có
quyền giữ bí mật đó, bạn không có nghĩa vụ trả lời an ninh. Không có bất cứ một
điều luật nào của Việt Nam bắt bạn phải trả lời.
Họ muốn làm
gì chúng ta, họ phải đưa ra lý do, bằng chứng và văn bản luật tương ứng.
Họ không đưa
ra lý do, không có bằng chứng, không có văn bản luật. Họ đang chà đạp Hiến
pháp, pháp luật, và họ đang chà đạp lên các quyền con người của bạn. Mà cụ thể
ở đây là “quyền tự do đi ra nước ngoài và từ nước ngoài trở về nước” theo điều
23 Hiến pháp VN 2013 đang họ vi phạm.
0 nhận xét