đảng = cứt
Hôm nay mình lại muốn “đặt bút”, hihi, chính xác ra -
theo cách nói của thời đại “a còng” -, thì phải nói là... “gõ phím”, để
viết về... “cứt”!
Hê, không chuyện gì “thơm tho” hơn để nói hay sao mà lại nói về thứ thối tha ấy hả cha nội?
Hehe, tất nhiên là có, nhưng khổ quá, mình đọc xong bài “Khi hệ thống toàn trị tự-cho-mình là giặc”
của nhà văn Nguyễn Hoàng Văn thì không thể... đừng được, cảm xúc nó
trào dâng, ứ ự, không thể không cho nó... “thoát” ra ngoài được, hè, hè,
khổ quá, thông cảm cho mình, nhá!
Bài tiểu luận của Nguyễn Hoàng Văn đích đáng đấy chứ, liên quan gì đến...
Ấy, ấy, ấy, đừng nói nữa, từ từ để mình trình bày! Chuyện
gì cũng có “đầu cua tai nheo” của nó, không được nóng vội! Thế này nhá,
mình bắt đầu ngay thôi đây...
Mình nghiệm ra điều này, ở trên đời, một trong những thứ
mà nhân gian “ghét cay ghét đắng” và “ghê tởm khinh bỉ” nhất, có lẽ
là... CỨT! Mà đúng đấy, vì thông thường thì ai cũng biết là nó (cứt) vừa
thối vừa hôi, vừa bẩn vừa mất... vệ sinh! Nhưng, có một điều “trớ trêu”
cho chúng ta như thế này: CỨT, tuy thế, lại là thứ do chính chúng ta
“làm ra” đấy chứ?! Tại sao con người chúng ta lại “làm ra” cái để rồi
“phỉ nhổ” nó, “hắt hủi” nó? Chưa kể là CỨT, như một thứ “gần gũi thân
thuộc” - kiểu “rứt ruột đẻ ra” - “chui ra” từ trong chính ruột gan của
chúng ta?! Vậy thì...?
Thì cuộc đời là một chuỗi những “nghịch lý” mà lị, than vãn nỗi gì, cha nội?
Ờ, mình cũng biết thế, mình chỉ gọi là... “than vãn” một
chút thế thôi, chứ, xin thú thực, chính vì cái sự thể “nghịch lý cuộc
đời” ấy mà mình muốn viết về “CỨT” hôm nay đấy, hehe!
Mình xin nói tiếp, khi nói về “CỨT”, trên bình diện sinh
lý học, có lẽ chúng ta, lúc đó cũng đều nghĩ “CỨT” - một cái gì đấy là
rác, là cặn bã, mang mùi thối tha, đã bị chúng ta “thải” ra ngoài vì đã
không còn tác dụng với thân thể và sức khỏe của chúng ta nữa, tức là một
cái thuộc về... “cõi chết”! Mà một cái thuộc về “cõi chết” rồi, thì
thông thường, mình vẫn nói trên bình diện sinh lý học, nên “để yên” cho
nó, hoặc “chôn vùi” vĩnh viễn nó đi!
Thông thường là thế, ấy vậy mà, mình lại biết có một nơi,
một nhóm người sống ở đó, không những không “chôn vùi” nó đi, mà còn
hàng ngày, “ướp ủ”, “tô son chét phấn”, “bơm tưới nước hoa”..., thậm
chí, tự-biến-mình thành “CỨT”!
Thế à, ở đâu?
Khoan đã! Trước khi đi vào trả lời, mình xin kể sơ qua về “CỨT” cái đã!
Do vô tình, khi đọc được đoạn văn này của Nguyễn Hoàng Văn, đoạn “Và khi khẳng định rằng tương lai dân tộc phải là “xã hội chủ nghĩa” thì, trên phương diện tư tưởng,
hệ thống toàn trị đang cố níu kéo
sự tồn tại của nó
bằng cách “trao đổi chất” với những môi trường đã...
chết
. Trao đổi với thế giới Marx – Lenin, đã chết. Trao
đổi với quá khứ “chủ nghĩa anh hùng cách mạng” đang chết, đang ngoắc
ngoải hấp hối trước sự bành trướng của chủ nghĩa... bành trướng.”, mình mới nhớ đến một bài viết khác cũng của nhà “bắt mạch tư tưởng” sắc sảo Nguyễn Hoàng Văn mà trong đó có câu văn này: “Diễn
dịch một cách khác: nếu René Descartes dùng khả năng tư duy để nhận
chân sự hiện hữu “Tôi suy nghĩ, do đó tôi tồn tại!” thì, ở đây, vấn đề
có thể nhìn qua lăng kính bài tiết:
“Tôi đi ỉa, do đó tôi tồn tại!”
.”...
Lắt léo thế, nhưng được rồi, cha nội nói tiếp đi!
Hì, có gì đâu, “lắt léo” sao được bằng ông Văn nhà Tiền
Vệ, hihi, ổng “lắt léo” bằng... vạn mình chứ lị, hì, hì! Tức là, ở đây
mình muốn nhấn mạnh đến cái mối tương quan gần như là... “quấn quýt lấy
nhau” của “sự tồn tại” và “sự trao đổi chất”, hay, dùng từ “nôm na” hơn
là, “sự bài tiết”: Không ị được thì chết, có ị thì có sống!
Và, tất nhiên, ở đây, cái ý chính, là mình cũng muốn nêu ra sự khác biệt của “tôi đi ỉa” với “trao đổi chất với những môi trường đã... chết”! Sự khác biệt ấy là gì? “Tôi đi ỉa”, thì chắc các bạn đã biết, là “tôi đi ỉa... ra ngoài”, đúng không?! Còn “trao đổi chất với những môi trường đã chết” thì sao?
Là sao???
Hừm! Dễ thế mà không biết! Thứ nhất, cứt là thuộc về
“những môi trường đã chết”, đúng không?! Thứ hai, “trao đổi chất” là
“đưa cứt đi chỗ khác chơi”, đúng không?! “Trao đổi chất với môi trường
đã chết”, như thế, tức là, trong trường hợp của hệ thống toàn trị, sự
bài tiết của nó (đưa “cứt” trở về với “cứt”) chính là: “tôi đi ỉa... vào
trong”, và do đó: “tôi tồn tại” (“Khi hệ thống dai
dẳng cái chủ trương nín nhịn, dai dẳng cái chủ trương trên che đậy
thương tật và nhấn chìm cơn đau, từ thập niên này sang thập niên khác,
hậu quả sẽ như thế nào?” - trích Nguyễn Hoàng Văn)!
Đi ỉa vào trong? Nghĩa là không ỉa? Thế thì chết, sống làm sao được?!
Thì thế, mình đã bảo rồi mà, “nghịch lý” lắm, “phi lý”
kinh khủng! Thế mà hệ thống toàn trị - Đảng Cộng Sản Việt Nam - vẫn “tồn
tại” chình ình ra đấy, thế có “ghê răng” không?!
Ghê răng, ghê răng! Rồi, nói tiếp đi!
Ừ, mình muốn nói tiếp về cái sự “tồn tại” của cái gọi là
“tư tưởng Hồ Chí Minh”. Chúng ta cũng biết là mọi chuyện trên đời này
đều do con người làm ra. Cái tình trạng hiện giờ ở Việt Nam ta (định
hướng XHCN), là “môi trường đã chết”, và có
được, là do những người của ĐCSVN nối tiếp “Đường Kách Mệnh” của ông Hồ
Chí Minh (cái gọi là “Đường Kách Mệnh” do ông Hồ Chí Minh đã “dịch sử
Đảng” từ “những môi trường chết” là chủ nghĩa
cộng sản của Mác, Lênin, Stalin, Mao... mà ra), “áp đặt” lên đầu nhân
dân? Nhưng vì sao nên nỗi? Theo mình, có thể lúc ban đầu, các chả (ở đây
phải hiểu là những người cộng sản, kể cả ông Hồ) cũng là “những con
người yêu nước thực sự” thôi, nhưng do lầm lỡ “đi ỉa vào trong”, tức là “trao đổi chất với những môi trường đã chết”,
rồi sau đó, vì ruột gan ngày càng chứa đầy những “chất thải ô uế” là
“cứt” đó, nên ngày càng “tối dạ” ra, không nhìn thấy “lối thoát”. Chế độ
“độc lập - tự do - hạnh phúc” gì mà dân kêu khổ quá chừng, không có tự
do, hở tí là bắt bớ tù đày, rồi công an nhà nước gì lại bảo: “còn Đảng
còn mình”? Một chế độ đầy “thối nát” theo đúng nghĩa của những từ này...
Nhưng, những người cộng sản, ở Đông Âu XHCN cũ chẳng hạn,
cũng cùng một cách “đi ỉa vào trong”, họ đã bị “bục dạ” cách đây hơn
hai mươi năm rồi còn gì?
Đúng, đó là bởi vì họ, những người cộng sản Đông Âu, đã
không có “bản sắc dân tộc” như của “bọn cộng sản nhà ta”, “bọn chúng nó”
khác, cái cách “ăn ngủ đụ ỉa”, tức là “tồn tại”, nó khác!
Ôi, hai tiếng “Tồn Tại”! “To Be or Not To Be?” Phải chăng
con người chúng ta sinh ra ở trên đời này, là để cải thiện cái “To Be”
ấy? Mình không biết được! Nhưng, mình lại biết một tâm hồn cao cả của
loài người là nhà văn Raymond Federman, ông đã quan tâm đến việc “cải thiện những cái chết”
của nhân loại chúng ta, và, mình nghĩ, nói riêng cho cái đất nước Việt
Nam ta, phải chăng những cái gọi là “sớ dâng”, hoặc như bài viết tâm
huyết “Khi hệ thống toàn trị tự-cho-mình là giặc”, chính là những “trăn
trở” tìm cách “cải thiện Cuộc Tồn Tại của chúng ta”? Tức là chỉ cách cho
hệ thống toàn trị hãy... “đi ỉa ra ngoài”?
Mình nghĩ rất khó hệ thống toàn trị sẽ nghe ra, khi mà,
hệ thống toàn trị, không những tự-cho-mình là giặc, mà còn tự-biến-mình
thành... “cứt”!
Hu,hu...
0 nhận xét