LHQ sẵn sàng can thiệp vào bế tắc chính trị ở Campuchia
Quốc Việt,
thông tín viên RFA, Campuchia
Đặc phái viên
Liên Hợp Quốc về tình hình nhân quyền ở Campuchia nói hôm thứ Năm, ngày 16/1 rằng
Liên Hợp Quốc sẵn sàng can thiệp để hai đảng Nhân dân Campuchia và đảng đối lập
Cứu quốc Campuchia đàm phán giải quyết bế tắc chính trị ở xứ này. Từ Campuchia,
thông tín viên Quốc Việt có bài tường trình sau đây:
Đặc phái viên Liên hợp quốc về
tình hình nhân quyền ở Campuchia là ông Surya P. Subedi phát biểu tại buổi họp
báo ở thủ đô Phnom Penh rằng cá nhân ông hoặc Liên hợp quốc đã sẵn sàng giúp
hai đảng hòa giải, tham gia đàm phán chính trị nhằm tìm kiếm giải pháp ổn định
tình hình chính trị tại Campuchia nếu hai bên yêu cầu.
Ông Subedi phát biểu như trên
sau khi gặp gỡ với các nhà hoạt động bảo vệ đất đai; công đoàn lãnh đạo công
nhân biểu tình đòi tăng lương; lãnh đạo đảng đối lập; Thủ tướng Hun Sen và
nhiều cơ quan chức năng khác phụ trách vấn đề nhân quyền.
Tôi ủng hộ Campuchia tổ chức
bầu cử mới để giải quyết bế tắc chính trị nếu hai đảng phái chính trị thống
nhất và mong muốn. Nhưng trước khi bầu cử mới, Campuchia cần cải tổ hệ thống tư
pháp, Ủy ban Bầu cử, Quốc hội, tình trạng nhân quyền, cấp đất tô nhượng…v.v. Đó
là cách giải quyết bế tắc chính trị mà Campuchia cần sớm làm
ông
Surya Subedi
Ông khẳng định, trong bối cảnh
những tranh cãi hậu bầu cử giữa đảng Nhân dân Campuchia (CPP) và đảng Cứu quốc
Campuchia (CNRP) chưa có kết quả, ông thúc giục chính phủ tiến hành điều tra
những sai phạm và gian lận trong bầu cử ngày 28/7/2013.
Ngoài ra, ông còn tố cáo những
hành vi vi phạm nhân quyền nghiêm trọng của chính phủ Campuchia bởi hành động
giết công nhân biểu tình. Ông Subedi đề nghị chính phủ thả 23 người bị bắt giữ
hoặc chuyển họ đến trại giam ở thủ đô Phnom Penh, đồng thời yêu cầu điều tra
làm rõ trách nhiệm nghi phạm nổ súng giết công nhân ngày 3/1.
Ông Subedi cũng ủng hộ
Campuchia tổ chức bầu cử lại: “Tôi
ủng hộ Campuchia tổ chức bầu cử mới để giải quyết bế tắc chính trị nếu hai đảng
phái chính trị thống nhất và mong muốn. Nhưng trước khi bầu cử mới, Campuchia
cần cải tổ hệ thống tư pháp, Ủy ban Bầu cử, Quốc hội, tình trạng nhân quyền,
cấp đất tô nhượng…v.v. Đó là cách giải quyết bế tắc chính trị mà Campuchia cần
sớm làm. Điều mà tôi mong muốn là tình hình Campuchia sớm trở lại bình thường.
Phải tôn trọng nhân quyền, pháp quyền, dân chủ.”
Ông Subedi bày tỏ sự bất bình
với đảng đối lập vì lãnh đạo đối lập gọi người Việt là ‘Youn’. Ông cho rằng đây
là ngôn từ kích động phân biệt chủng tộc, hận thù người Việt.
Trước đó, Thủ tướng Hun Sen kêu
gọi đảng đối lập chấm dứt tẩy chay Quốc hội, đồng thời nhấn mạnh cánh cửa vẫn
mở cho các cuộc đàm phán.
Ông Hun Sen khẳng định với Thủ
tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng hôm 14/1/2014, là ông sẽ không từ chức và cũng
không tổ chức bầu cử lại.
Cũng tại buổi họp báo, ông
Subedi bày tỏ sự bất bình với đảng đối lập vì lãnh đạo đối lập gọi người Việt
là ‘Youn’. Ông cho rằng đây là ngôn từ kích động phân biệt chủng tộc, hận thù
người Việt. Theo ông Subedi, tất cả các hành động bạo lực, hoặc kích động hành
vi kỳ thị sắc tộc, màu sắc, nguồn gốc không thể có trong một xã hội dân chủ.
Được biết, ông Surya Subedi
được thực hiện chuyến thăm Campuchia từ ngày 12 đến 17/01 để theo dõi tình hình
nhân quyền ở xứ này. Ông sẽ đệ trình lên Hội đồng Bảo an bản báo cáo về tình
hình nhân quyền tại Campuchia vào tháng 9 năm 2014.