Dân chủ và cộng sản không thể đi cùng một con đường

Thực ra không phải đến cuối những năm 80 mà các nhà chính trị XHCN mới biết rằng CNCS không có tương lai. Hoặc cụ thể hơn nhà những chính trị gia XHCN nhưng ở phương Tây. 
Bruno Kreisky là Thủ tướng Áo từ 1970 đến 1983. Đảng của ông là đảng dân chủ xã hội (DCXH) xu hướng XHCN. 
Bối cảnh châu Âu vào những năm 70 : sự hưng thịnh của các ĐCS từ sau thế chiến II, dần dần bị các đảng XH thay thế. Ngay cả các ĐCS Pháp và Ý mạnh nhất Tây Âu thường nhận được trên dưới 20% cử tri, cũng bắt đầu mất cử tri cho đảng XH. XHCN quốc tế làm cho những người CS bảo thủ tức tối. Walter Ulbrich, TBT đảng SED và CT nước Đông Đức đã không ngần ngại gọi những người theo xu hướng dân chủ XH là kẻ thù của CNCS.
Những người XHCN nổi tiếng lúc đó ở Tây Âu có : Willy Brand - TT Tây Đức, Olaf Palme - TT Thuỵ Điển, François Mitterand - TT Pháp sau này, Bruno Kreisky - TT Áo, ...
Từ khi nắm quyền TT Bruno Kreisky đã đưa nước Áo đạt đến những thành tựu nhất định, đặc biệt là vượt qua giai đoạn khủng hoảng KT thế giới. Tuy trên nền tảng KT "bao cấp", nhưng Áo cũng phát triển rất nhiều tư nhân trong mọi lãnh vực KT. Chính quyền DCXH Áo đã cởi mở rất nhiều với các nhà thờ CG vì họ có rất nhiều ảnh hưởng đặc biệt đến những người sống ở nông thôn.

Về tư tưởng thì TT Bruno Kreisky là một CS, đã qua các lớp huấn luyện Marx.

Trong khi các nhà lãnh đạo CS ở Đông Âu còn đang chìm đắm trong mơ mộng CSCN, VN thì đang mơ nhuộm đỏ toàn cầu sau khi chiếm miền Nam, thì TT Bruno Kreisky đã nhận ra rẵng CNCS chỉ là ảo tưởng. Ông trả lời tờ báo Spiegel của Đức trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 11/1977.http://www.spiegel.de/spiegel/print/d-41019378.html 

Ở đây chỉ lược dịch tóm tắt những gì ông nói về CNCS : 
Trong các ĐCS, đã có những thành phần trẻ với tư tưởng cải cách. Họ đã xa rời những kẻ khác còn là vệ tinh của Liên bang Xô viết. 
Các đảng XH lúc mới thành lập còn nhỏ. Họ liên minh với các ĐCS trong các cuộc bầu cử. Dần dần họ chiếm được các cử tri của ĐCS. Điển hình ví dụ là đảng XH Pháp.
Theo thời gian với sự phát triển của Phương Tây, tư tưởng CS không còn cứng rắn như CS Nga. Nó đã cởi mở hơn và trở thành tư tưởng XH.

Để đạt được một mức dân chủ như ngày nay ở Áo, đó là cả một quá trình. Dân chủ không thể có được chỉ qua hô hào.
Không thể có một chế độ dân chủ CS. Đến thời điểm này (1977) chưa có một ví dụ nào của một chế độ như vậy. Trong chế độ CS, không có khái niệm dân chủ như ở Phương Tây. Dân chủ không phải là một vật mà người ta đơn giản mang từ nơi này đến gắn cho một nơi khác. 
Nếu những người CS thực sự muốn dân chủ, họ phải vứt bỏ đi chuyên chế vô sản. Và đến lúc đó họ đã trở thành những người XH dân chủ.

Lời bàn : 

Ngay cả vào lúc huy hoàng nhất của CS ở Phương Tây, mà một cây cổ thụ của phong trào quốc tế XHCN, Tổng thống Áo trong vòng 13 năm, thủ lĩnh đảng thiên tả Áo lúc mạnh nhất, đã tin tưởng rằng CS không đi đôi với dân chủ. Trước khi mất vào tháng 7 năm 1990, ông vẫn còn được nhìn thấy CNCS sụp đổ ở Đông Âu. Vậy mà nay còn có những kẻ cho rằng một chế độ CS "ổn định" sẽ tạo ra dân chủ. 

Cái thứ hai là ông khẳng định : muốn có dân chủ, phải loại bỏ chuyên chính vô sản là công cụ của độc tài. Mà chúng ta biết điển hình qua độc đảng và điều 4 của HP VN hiện nay.

, ,

0 nhận xét

Đăng nhận xét
Được tạo bởi Blogger.