Trao đổi với người làm chính sách cấp tiến

Bực với cái cảm giác đất nước 1 lần nữa bị Hán nô, Hán cộng làm cho lỡ dịp bứt phá, bọn bảo thủ, cuồng tín, chết cũng tin theo cnxh, coi bản di chúc của lãnh tụ đã chết khô ngót nửa thế kỷ như kim chỉ nam các giai đoạn, đành gặp nói chuyện với 1 người làm chính sách thuộc nhóm cấp tiến.
Cuộc nói chuyện khá dài, gút lại được vài ý:
1. Anh thấy sao về quan hệ Việt - Mỹ, cuộc gặp Dương Khiết Trì của John Kerry? Việc Bình Minh chưa đi Mỹ? Thái độ Mỹ và phản ứng của hệ thống? Sự trợ giúp về kinh tế của Mỹ đối với VN? Đánh giá phản ứng trước "thông điệp đồng minh" của Mỹ đến từ một số người cho rằng cần tính "kịch bản" vũ khí Mỹ và xác chết Việt?
Trả lời: Quan hệ phát triển tích cực, có khả năng sớm trở thành đối tác chiến lược, tất nhiên còn tuỳ tình hình. Để quan hệ đến mức độ đó, quan hệ Việt - Mỹ chịu tác động của mối quan hệ Việt - Trung, quan hệ quốc tế và nội bộ ta. 1, 2 hoặc cả 3 yếu tố này thúc đẩy mối quan hệ phát triển và cả 3 yếu tố hiện nay đang phát triển tích cực.
Việc đi Mỹ hay k còn phải tính hiệu quả và ảnh hưởng đối với các mối quan hệ khác. Việc đi lại k chắc cần thiết vì Minh và Kerry có đường dây nóng, phương tiện liên lạc thời nay hiện đại khiến 2 bên ngồi tại 2 buồng thu phát theo kiểu họp từ xa đã như ngồi hội đàm. Mối quan hệ thân tình giữa 2 người đảm bảo hiểu nhau. 2 người đều là ngoại trưởng nên có nhiều dịp gặp nhau bên lề các hội nghị quốc tế.
Chuyến đi Trung Quốc của John Kerry k bất lợi với Việt Nam, thậm chí có lợi, nội dung từ các kênh cho thấy điều đó. Điều này cho thấy Kerry hiểu rất rõ và tiếp nhận đầy đủ thông điệp và thông tin cần thiết từ phía Việt Nam và phản ứng tích cực.
K chỉ về kinh tế, mà trong lĩnh vực khoa học, kĩ thuật và quân sự, quan hệ Việt - Mỹ đang có những bước tiến to lớn. Để phát triển mối quan hệ này, ta đã nhân nhượng Mỹ. TPP k có trở ngại giữa VN và Mỹ mà là Nhật đang mắc với Mỹ về TPP khiến tiến trình chậm lại. Nếu TPP thông, xuất khẩu VN vào Mỹ sẽ x 4.
Tương lai "vũ khí Mỹ - xác chết Việt" thì xin miễn bàn, tưởng tượng là quyền của mỗi người và bình luận nó k phải là việc của tôi.
2. Anh thấy sao về nền quốc phòng và an ninh? Hiện trạng uống rượu của bộ đội? Với quân kỷ như vậy thì ai có thể đặt niềm tin vào chiến thắng?
Trả lời: Mới chỉ nói đến chuyện uống rượu, mất quân kỷ là chưa đủ. Cá nhân tôi từng đề nghị Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam phải là dân sự, k có quân hàm. Tại các hội nghị bộ trưởng quốc phòng các nước trong khu vực và trên thế giới, hầu hết bộ trưởng quốc phòng đều khoác áo dân sự, chỉ có số ít mặc quân phục và tiếc là VN thuộc số ít.
Sao k thấy lời phát biểu này trên báo?
Trả lời: Tôi k cần hơn 90 triệu người nghe thấy tiếng nói của mình, chỉ cần những người cầm cân nảy mực đối với nền quốc phòng và an ninh. Tôi đã phát biểu trong cuộc họp kín. Tiếng nói của tôi dù khó nghe nhưng phải tiếp thu và bất khả xâm phạm. Tôi k chỉ phát biểu mà còn gửi hết cho những người cầm cân nảy mực. Dân gửi thì họ có thể thả vào sọt rác nhưng tôi mà gửi thì họ k được phép như vậy mà phải thực hiện quy trình đã quy định, nếu k sẽ bị trả giá.
Tôi nói rằng quân đội và công an là "công cụ" để thực hiện mục tiêu chính trị. Do đó, hầu hết các nước văn minh đặt nó dưới sự giám sát chặt chẽ của dân sự. Mỹ là một ví dụ điển hình. Chỉ có như vậy quân kỷ mới nghiêm, quân đội tinh nhuệ, thiện chiến và k có kiêu binh. Vì nó là công cụ của dân sự, dân sự làm công tác tổ chức cán bộ, đảm bảo đạo đức, chất lượng con người, quân kỷ, nắm chắc mục tiêu; bộ đội làm chuyên môn, làm sao cho quân đội tinh nhuệ, thiện chiến là được; dân sự thấy ai vi phạm quân kỷ thì "khối tổ chức cán bộ" trình "bộ trưởng dân sự" xử theo quân luật? Họ k thể bao che cho nhau.
Tôi nói thời xưa vua chúa phong tướng cho ai là trao trọng trách, tính mạng nhân dân, một vùng đất đai quốc gia để cho cá nhân đó trấn thủ, chứ k phải là ban thưởng. K ai ban thưởng bằng quân hàm. Nay ta phong tướng tràn lan như việc tưởng thưởng. Cần gì một giám đốc Viettel phải là tướng, một Hữu Ước, một An Thuyên ... là tướng. Họ k xứng đáng làm tướng? Thời đánh Pháp chỉ có 10 viên tướng, đánh Mỹ có 90 viên tướng, đánh Tàu có 150 viên tướng, hiện có đến hơn 400 viên tướng. Chất lượng quân đội k vì thế mà cảm thấy tự tin hơn.
Nói như vậy đương nhiên Bộ trưởng Quốc phòng và các ông trong Bộ Quốc phòng k thích, k muốn nghe nhưng tôi vẫn nói. K tâm huyết thì tôi nói làm gì để rồi bị họ ghét bỏ, phản ứng, thậm chí "ra đòn" với mình?
Nói như vậy k phải trong Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và giới làm công tác quốc phòng, an ninh trong Đảng, Chính phủ, Quốc hội k ủng hộ. Có nhiều người đồng tình lắm.
Nhân thấy cậu trăn trở về việc quân đội uống rượu nên tôi chia sẻ như vậy. Rồi cậu sẽ thấy tôi là thế nào. Đừng thấy chính trường gió yên sóng lặng tức là k có những người như tôi. Và tôi cũng đã chịu nhiều búa rìu của nhóm bảo thủ. Nhiều lúc cũng khổ bởi đối tượng mình "va chạm" toàn cá nhân ngoại cỡ.
3. Về đất đai, cậu biết tôi nói gì k? Tôi nói k được duy trì 2 thứ giá: đền bù có 36.000 mỗi mét vuông, bán lại đến 36 triệu. Đấy chính là tham nhũng. Nói vậy dù biết cách sống, lối sống, nguồn sống của đa số cán bộ trong phòng họp là từ khâu đó. K chấp nhận thách thức do họ tạo ra thì sao nói?
4. Rồi về quốc tịch dân Việt. Tôi đã đề nghị Bộ trưởng Hà Hùng Cường sửa ngay Luật vì đồng bào ở nước ngoài sẽ mất quốc tịch. Nếu k kịp làm điều này thì tối thiểu ngót 200.000 người Việt ở Campuchia sẽ tự dưng mất quốc tịch và chính quyền Cambodia đã bị Trung Quốc mua sẽ thoải mái hành hạ dân mình vì họ là người k quốc tịch.
5. Nếu muốn sung sướng, ở đâu bằng nước Mỹ? Tôi đã ở Mỹ nhiều năm, tự nhiên trở về Việt Nam gây thù kết oán với quân đội, công an và quan chức làm gì? Vì sự trăn trở, khát khao muốn nói lên gió bão đang diễn ra trong lòng mình. Các nước tiến đến tận nơi nào rồi mà mình cứ mông muội mãi.

Vương Quế Phương ghi chép
Hà Nội, ngày 19/7/2014

,

0 nhận xét

Đăng nhận xét
Được tạo bởi Blogger.