CHUYỆN TÌNH CỦA “BÁC HỒ”

- Lão Móc - 
Không phải tới bây giờ những người dân ở trong nước và hải ngoại mới quan tâm đến chuyện “những Mạc Đăng Dung tân thời” là những người lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay đã hiến đất, dâng biển cho Trung Cộng mà ngay từ năm 2002, luật sư trẻ Lê Chí Quang đã lên tiếng “Hãy cảnh giác với Bắc triều” và đã được đảng và Nhà nước ta “tưởng thưởng” bằng cách bắt bỏ tù.
Và ngay sau đó, tại hải ngoại, Phong Trào Quốc Dân Xóa Bỏ Huyền Thoại Hồ Chí Minh, tức Phong trào “No Hồ” (do cố nhà văn Đặng Thiên Sơn, kỹ sư Nguyễn Anh Tùng, luật sư Nguyễn Thành và Nguyễn Thiếu Nhẫn thành lập) có trụ sở tại San José đã xuất bản và phát hành “Bạch Thư Tố Cáo Việt Cộng Hiến Đất, Dâng Biển Cho Trung Cộng”.
Trong quyển bạch thư ngoài bài khảo cứu“Từ Cửa Nam Quan, Ải Chi Lăng Đến Cột Đồng Mã Viện và núi Phân Mao” của hai học giả Hà Mai Phương, Lưu Chu Thanh Tao, nhóm Câu lạc bộ Sinh viên Việt Nam ở trong nước đã phổ biến tài liệu “Cột Mốc 108 và một câu chuyện tình”.
Theo tinh thần của bài viết thì “mục tiêu được đề cập chính trong bài viết này không phải là để viết về một phát hiện mới trong cuộc đời tình ái của Hồ Chí Minh. Vấn đề đây là những dấu mốc lịch sử trong những năm tháng Hồ Chí Minh đặt chân ở hai vùng biên giới phía Trung Hoa trước tháng 10 năm 1944 sau tháng đó ở vùng rừng núi Việt Nam thuộc tỉnh Cao Bằng ngày nay. Từ những luận chứng, chứng cứ mới này để người Việt trong và ngoài nước có thể đối chiếu, so sánh và cập nhật ghi nhớ trong công cuộc tranh đấu chống sự xâm lăng của Trung Cộng cũng như hành động bán nước nhục nhã của bè lũ cộng sản Hà Nội tại miền biên giới phía Bắc này.”
Và hiện nay, chúng đang rước hoạ diệt vong trong việc chấp thuận cho Trung Quốc khai thác quặng bauxite ở Tây Nguyên, để dàn khoan dầu xâm nhập lãnh hải của VN.
Bài viết này xin đề cập đến chuyện tình của “Bác” Hồ với một cô gái người Tày ở cột mốc 108 biên giới Việt-Trung.
Theo tài liệu do Câu lạc bộ Sinh viên Việt Nam phổ biến thì, năm 1941, Hồ vào vùng Cao Bằng thuộc hang Pắc Pó để thành lập chi đội tuyên truyền ủng hộ đồng minh chống Nhật. Tại đây, “Bác” Hồ quen Nông Thị Trưng, một “nữ đồng chí” được cơ quan chi bộ phái của Trung Hoa cộng sản Đảng chọn để hầu hạ. Nông Thị Trưng (có tài liệu ghi là Nông Thị Ngát) năm đó mới 18 tuổi. Nông người Tày, rất đẹp, có duyên nhưng mù chữ và gọi “Bác” Hồ là “chú Thu”. Được huấn luyện trước đó 9 tháng để làm giao liên cho Hồ. Tháng 9 năm 1941 cho đến tháng 10 năm 1943, “Cháu Trưng” liên tục được “chú Thu” (tức Hồ Chí Minh) liên tục huấn luyện và xóa dần mù chữ. Một chuyện tình có thể đã xảy ra giữa “cháu Ngát” và “Chú Thu” trong những năm tháng này.
Tháng 11 năm 1943, Pháp tổ chức càn quét an toàn khu vùng sát sườn cột mốc 108 mà Pháp và Thanh triều đã cắm mốc năm 1898 và tu bổ năm 1923. Cuối tháng 11, Hồ phải chuyển căn cứ sang vùng Khuổi Nặm cách Pắc Pó 30 km về hướng Tây Nam.
Tài liệu ghi rằng: “Hồ đã tặng Nông một bài thơ ghi nét chữ đẹp trên một quyển “binh thư” có nội dung như sau:
“Sách này ta tặng cháu yêu ta 
Tỏ chút lòng yêu cháu gọi là 
Mong cháu gắng công mà học tập 
Mai sau giúp ích nước non nhà!”
“Tình cảm như vậy rất là bình thường. Nó phải nảy sinh khi cái đẹp đến và khuất phục người thanh niên đã lớn tuổi thiếu tình yêu đã lâu. Việc phản bác và công kích dữ dội những ai dám động đến đời tư của Hồ chỉ là một việc làm có thể nói là “vô tác dụng” của cộng sản Hà Nội. Bởi vì, Nông Thị Trưng sau khi về nước cùng Hồ đã vắng mặt khá lâu tại vùng biên giới này. Và Nông bỗng nhiên được ưu đãi đặc biệt và trở thành chánh án tòa án nhân dân tỉnh Cao Bằng mười năm sau đó. Người ta đặt câu hỏi việc gì đã xảy ra trong những năm tháng đó. Nông đã đóng góp gì mà chỉ sau 10 năm trở thành tỉnh ủy viên, ủy viên ban chấp hành trung ương và là người đứng đầu ngành hành pháp tại một tỉnh xung yếu phía Bắc như thế? Động lực nào? Bên cạnh, việc Nông và Hồ có những liên hệ gặp gỡ thân thiết xung quanh vùng có cột mốc 108 gần hang Pắc Pó là một dữ kiện rất quan trọng để chúng ta so sánh lại địa điểm hang này trước và sau 1999. Cột mốc 108 nay ở chính xác vị trí nào so với hang Pắc Pó?”

Như vậy, cho đến lúc này chữ “Bác” chưa hề xuất hiện trong đầu cô sơn nữ họ Nông. Theo tài liệu cho biết thì: “Giữa Nông và Hồ là tình cảm trai gái cảm mến, có chút tình ơn.”
Tháng 2 năm 1944, Hồ bị mất liên lạc với Trung Hoa cộng sản đảng và bị quân Tưởng Giới Thạch bắt tại Hong Kong. Tháng 9 năm 1944, Hồ được thả về nước. Dấu ấn thời kỳ này là tháng 10 năm 1944, Hồ chưa đặt chân lại vào vùng Pắc Pó mà vẫn ở nơi cách biên giới Trung-Việt và cột mốc 108 khoảng 40 km về phía đất Trung Hoa. Chính trong thời gian “nằm chờ” này, Hồ (chú Thu) đã gặp lại Nông (cháu Ngát) tại vùng đất Trung Hoa và rất có thể ảnh hưởng tình cảm có phần sâu đậm hơn giữa chú cháu.
Tài liệu đưa ra kết luận:
“Chúng ta có thể biết được chính xác vị trí mà hai người đã gặp tại Trung Hoa, so sánh vị trí của nó với cột mốc 108 ở thời điểm 1944 với thời điểm hiện nay. Đó mới là vấn đề tối ưu mà quốc dân cần xem xét để xử lý, xét xử vấn đề bằng chứng phạm tội bán nước của chính quyền Hà Nội hiện nay.
Cuộc tình Nông và Hồ đã đi vào dĩ vãng. Nhưng đất đai mà tổ tiên ta đã đổ máu ra để gìn giữ, dứt khoát không một thế lực chính trị cộng sản vọng ngoại nào có thể đem ra trao đổi và đẩy nó vào dĩ vãng được. Làm như thế là đại nghịch và bất hiếu, bất trung với tổ tiên.”
*
Lão Móc có đọc ở đâu đó một bài viết về nhà thơ Nguyễn Du. Theo bài viết thì, trước khi trở thành “thái sơn lục bát” với “Truyện Thúy Kiều”, Nguyễn Du đã là tác giả của những câu lục bát “rất nhà quê” như sau:
“Ngày ngày qua lại, lại qua 
Gặp Nhiều mấy chốc đã mà nên thương 
Mối tình thầm lặng vấn vương 
Ai ngờ mấy chốc thương thành ra yêu!”
Theo chú giải của tác giả bài viết mà Lão Móc tình cờ đọc được thì Nhiều là tên cô lái đò mà mỗi ngày “cậu Du” quá giang đi học.

Không biết chuyện này có thật hay không? Cũng không biết chuyện tình giữa “Bác” Hồ và cô sơn nữ Nông Thị Trưng (tức Ngát) ở cột mốc 108 có thật hay không; bởi vì “cuộc đời ái tình và sự nghiệp” của “Bác” Hồ quả là một huyền thoại. Nhưng mà bốn câu thơ của “Chú Thu” ghi trên quyển “binh thư” tặng “cháu Ngát” thì quả có phần “vượt bực” và “thành khẩn” hơn mấy câu thơ của “cậu Du”.
Các nhà thơ Tú Nạc, Phi Hồng đã ca tụng “Bác” Hồ và “đảng ta” như sau:
“Bác Hồ có một con chim 
Bác nhờ Thị Định đi tìm cái lồng 
Thị Định giậm cẳng, chổng mông: 
Chim Bác bự kiếm đâu lồng vừa chim? 
Thị Thi ỏn ẻn cười duyên: 
“Lồng em vừa khít đựng chim Bác Hồ!” 
Tăng Tuyết Minh cũng hô to: 
“Lồng em vừa khít Bác Hồ đụng chim!” 
Bác Hồ nằm giữa Ba Đình 
Nhổ râu, bứt tóc vì chim với lồng!

TÚ NẠC
“Đảng ta” có một “Bác Hồ” 
Khiến cho cả nước tô hô sự đời. 
Áo quần rách rưới tả tơi 
Thằng cu, cái hĩm đứng ngồi lộ ra. 
“Bác Hồ” trơ cái mặt già 
Đi đâu dê đó đàn bà ớn luôn. 
Hồ rằng tu ở trong hang 
Đêm đêm tìm hóc là chàng bợ ngay. 
Kể sơ tên tuổi mấy người: 
Tuyết Minh, Thị Lạc, ả này Lim Sam, 
Vợ Nga, vợ Pháp tùm lum 
Vạch ra “Kách Mệnh” um tùm lá đa 
Than ôi “Bác” của Đảng ta 
“Thần đồ nó ám”, “Bác” ca đại đồng!

PHI HỒNG
*

-Ông Móc à! Cái bọn câu lạc bộ sinh viên gì đó nó tố cáo chuyện mối tình ở cột mốc 108 giữa “Bác” Hồ với bà Nông Thị Trưng vào năm 1941 gì đó là đúng với sự thật đấy. Cả hai cái thằng nhà thơ, Tú Nạc, Phi Hồng gì nó làm thơ về “Bác Hồ” cũng đúng y chang. Nhưng mà ông Móc phải nhớ một điều là “Bác” Hồ cũng chỉ là một con người. Chuyện “Bác” Hồ “trong 2 năm liên tục huấn luyện và xóa nạn mù chữ” cho bà Nông Thị Trưng mà không có chuyện gì xảy ra mới là chuyện lạ. Ông Móc thử nghĩ một người đàn ông độc thân khoẻ mạnh khoảng 40 tuổi, trên một căn nhà sàn trong đêm khuya thanh vắng “huấn luyện liên tục” cho một thiếu nữ 18, 19 tuổi trẻ đẹp, tràn đầy nhựa sống như… bà Nông Thị Trưng mà không có chuyện… tòm tem thì anh đàn ông này đúng là… Đông Phương Bất Bại hay Lâm Bình Chi gì đó.
-Thưa ông Tổng Mạnh: Vì sao ông Tổng lại biết chuyện tình ở cột mốc 108 là chuyện có thật?
-Sao tôi lại không biết, tôi biết mà còn biết rõ nữa kìa; bởi vì bà Nông Thị Trưng tức Nông Thị Ngát là “bầm” của tôi đấy. Ông Móc có nhớ trước đây có thằng nhà báo nước ngoài nó hỏi tôi: “Ông có phải là con của Bác Hồ”. Ông Móc có biết tôi trả lời làm sao không?
-Lâu quá rồi, không nhớ là ông Tổng trả lời ra sao?
-Chậc! Vậy mà cũng bày đặt đòi nộp đơn xin làm “Cố vấn về báo chí” cho tôi. Ông Móc biết không, tôi trả lời một cách trớt quớt là: “Ở Việt Nam thì ai cũng coi “Bác” Hồ là cha già!” Trả lời thế thì có thằng chó nào còn hỏi tiếp.
-Hay thật! Ông Tổng rất xứng đáng là Tổng Bí thư của Đảng ta! Nhưng mà có thật bà Nông Thị Trưng là mẹ của ông Tổng?
-Còn ai vào đây nữa.
-Xin ông Tổng chi biết vì sao mà đảng ta phải âm thầm, dấu diếm quốc dân đồng bào làm cái chuyện hiến đất, dâng biển và phải chấp thuận cho cái bọn Tàu phù nó vào khai thác bauxite ở Tây nguyên?
-Còn làm sao nữa. Tất cả tội lỗi thì cũng từ “Bác” Hồ. Ông Móc phải nhớ má tôi, bà Nông Thị Trưng, được bố trí làm giao liên để săn sóc “Bác” Hồ ở Pắc Pó là theo lệnh của đảng cộng sản Trung Hoa. Súng ống, đạn dược, quân phục, lương thực, thuốc men để đánh thắng hai đế quốc Pháp và Mỹ là đều do “Bác Mao”, “Bác Chu” cung cấp. Bây giờ là lúc bọn tôi phải trả nợ.
-Ông Tổng và cái đảng của ông làm cái chuyện hiến đất, dâng biển khốn nạn như thế không sợ mang tội với tổ tiên đã hy sinh xương máu để giữ gìn hay sao?
-Tội lỗi cái gì. Chủ trương của đảng Cộng Sản Việt Nam là “yêu tổ quốc là yêu chủ nghĩa xã hội”. Lúc “Bố Hồ Chí Minh của tôi” còn sống, lúc nào “Bố” cũng xoen xoét cái miệng: “Các Vua Hùng có công dựng nước, Bác cháu ta phải ra công giữ nước”; trong khi đó “Bố” lại ra lệnh cho “Chú Phạm Văn Đồng” ký giấy công nhận Trường Sa, Hoàng Sa thuộc lãnh hải của Trung Cộng. Nay, bọn tôi làm thế thì cũng đang đi theo con đường của Bác đi, mà thôi! Mong ông Móc và anh em kiều bào hải ngoại thông cảm.
-Thông cảm thế chó nào được mà thông cảm. Hèn gì có anh ký giả ở hải ngoại viết thư gọi mấy anh là bọn chó đẻ là phải lắm rồi!

LÃO MÓC 

,

0 nhận xét

Đăng nhận xét
Được tạo bởi Blogger.