Phong trào "Tôi không thích đảng cộng sản"
“Tôi không thích đảng CSVN” là tên của một phong trào vừa
dấy lên trên cộng đồng mạng. Đây là một hình thức đấu tranh mới do những nhà
đấu tranh dân chủ trẻ Việt Nam khởi xướng để phản kháng lại vụ việc chính phủ
Việt Nam ra quyết định sẽ xử phạt nặng những ai nói xấu đảng và nhà nước. Để
biết thêm về phong trào này, mời quý vị cùng đến với Diễn Đàn Bạn Trẻ kỳ này
cùng với sự tham gia của 4 bạn khách mời Lã Viêt Dũng, Bạch Hồng Quyền, Anthony
Lê, và Thúy Nga.
Muốn thể hiện quan điểm của mình
Chân
Như: Xin chào các bạn, câu hỏi đầu tiên xin dành
riêng cho anh Lã Việt Dũng. Để khởi xướng một phong trào, người ta cần phải có
mục đích và phương hướng; Là một trong những người tham gia khởi xướng
phong trào này, xin anh cho biết thêm chi tiết vì sao lại phát động chiến dịch
này?
Lã Việt
Dũng: Tôi muốn mọi người thể hiện thái độ quan điểm
của mình. Nguyên nhân là hôm đấy tôi thấy trên VTV có một bài nói về việc chính
quyền CSVN sẽ trừng trị, xử lý những người gọi là “nói xấu”. Tôi quan niệm rằng
vấn đề không phải là chúng ta nói xấu hay tốt mà là nói đúng hay sai? Nếu nói xấu
mà đúng thì chính quyền phải nên lắng nghe chứ không nên đe doạ như vậy. Tôi
coi đấy là một thái độ mang tính đe doạ sự thật. Tôi nghĩ rằng vậy nếu chúng ta
không thích, nhưng đấy là thật thì liệu đấy có phải là xấu không? Và liệu như
vậy chính quyền có xử lý chúng ta hay không? Vì thế, tôi mạnh dạn tôi nêu quan
điểm ấy trên mạng và tôi cũng muốn mọi người hưởng ứng để chứng tỏ rằng chúng
ta không sợ những việc đe doạ như vậy.
Tôi quan niệm rằng vấn đề không phải là chúng ta nói xấu
hay tốt mà là nói đúng hay sai? Nếu nói xấu mà đúng thì chính quyền phải nên
lắng nghe chứ không nên đe doạ như vậy.
-Lã Viêt Dũng
Chân
Như: Còn các bạn, lý do vì sao các bạn tham gia
phong trào này?
Thúy
Nga: Bản thân tôi thứ nhất tôi là nạn nhân. Thứ
hai tôi là người đi đấu tranh trực tiếp để giúp đỡ những người gặp vấn nạn do
ĐCSVN gây nên. Do đó, hằng ngày tôi thường phải tiếp xúc, thường phải chứng
kiến những cảnh đảng viên của đảng CSVN họ đàn áp cũng như gây nên hoạn nạn cho
người dân. Đó là lý do tôi không thích ĐCSVN.
Anthony
Lê: Đơn giản là khi mình thấy trên internet có
một số bạn nêu lên tiếng nói của mình “họ không thích đảng CS” thì riêng đối
với bản thân tôi tôi thấy việc làm của họ là hợp lý hoàn toàn xác đáng thì tôi
cũng hưởng ứng phong trào. Cụ thể đối với bản thân tôi thì tôi thấy ở trong
thời kỳ chế độ CS này có quá nhiều vấn nạn. Vấn nạn được quan tâm nhất là vấn
nạn về tham nhũng. Nên tôi nêu lên khẩu hiệu của tôi là “tôi không thích ĐCSVN”
bởi vì có quá nhiều kẻ tham nhũng là đảng viên của ĐCS, và tôi nghĩ đây là
quyền của tôi được phép nói lên điều tôi không thích.
Bạch
Hồng Quyền: Em là một người đấu tranh cho nhân quyền và
tự do ngôn luận ở Việt Nam. Những điều ĐCSVN làm cho quyền con người của em
không được tôn trọng và tự do ngôn luận. Khi phát biểu một điều gì đó thì họ
tìm cách trù dập hoặc đàn áp thì đấy là lý do em không thích ĐCSVN.
Chân
Như: Có vẻ như từ “không thích” dùng để lên án một
nhân vật hoặc một đảng nào đó ngoài đảng CSVN thì được chấp nhận và tán
dương. Tuy nhiên, khi nói đến câu “Tôi không thích đảng CSVN” thì nó
lại khiến cho một số thành phần ở Việt Nam xem đó là phản động, tại sao vậy?
Anh Lã Việt Dũng có thể chia sẻ về vấn đề này?
Lã Việt
Dũng: Tôi cho rằng từ bé đến lớn, lâu lắm rồi,
chúng ta những người dân ở Việt Nam được dạy, được chỉ bảo với thói quen là
phải tôn thờ ĐCS. Và như anh thấy tất cả những thông tin chỉ cần trái ý với họ
thôi thì bị cho là nói xấu, và với nói xấu thì họ có thể dọa và bắt người ta.
Họ không quan tâm đến sự thật mà chỉ quan tâm đến cái đấy là xấu hoặc tốt cho
họ thôi. Đó là một phản xạ rất tự nhiên của con người VN khi sống dưới chế độ
CS hiện tại. Các anh có thể nói tôi không thích Bắc Hàn, có thể không thích ông
Obama; Nhưng nếu chúng anh nói tới tôi- không thích ĐCS thì khi đó nhiều người
đặc biệt là DLV họ cho rằng đây là nói xấu chế độ. Thậm chí còn cho rằng “chúng
mày đang âm mưu lật đổ chế độ” hay “đe dọa sự lãnh đạo của ĐCS” . Riêng tôi,
tôi không cho là như vậy, tôi chỉ cho rằng đơn giản chúng tôi có quyền được
phát biểu quan điểm thích hay không thích. Và khi chúng tôi đã không thích thì
chúng tôi sẽ sẵn sàng nói ra và không sợ bất cứ gì cả.
Anthony
Lê: Ở Việt Nam có câu “có yêu thì nói rằng yêu,
có ghét thì nói rằng ghét” phải nói thẳng để mọi người cùng biết rõ. Bản thân
tôi thì thấy luật pháp Việt Nam cũng không có một điều nào quy định vấn đề về
quyền mình nói yêu, ghét cả. Vốn dĩ ở Việt Nam người dân có tâm lý sợ sệt, mà
đặc biệt là sợ sệt với nhà cầm quyền, nên lắm lúc họ không có được dũng khí,
không có được khả năng dám nói lên quan điểm của mình. Riêng với bản thân tôi
tôi thấy một số anh chị em làm như vậy tôi thấy là điều tất nhiên mình có quyền
nói lên chuyện đó, và tôi sẵn sàng nói lên tâm tư của mình. Mình không thích
thì mình nói không thích, ghét thì nói ghét.
Tâm lý sợ nhà cầm quyền?
Chân
Như: Như anh Lã Việt Dũng chia sẻ thì người dân ở
Việt Nam từ bé đã bị chỉ bảo là phải tôn thờ đảng CSVN rồi, còn anh Anthonly
thì cho rằng người dân vẫn có cái tâm lý sợ sệt nhà cầm quyền. Nếu như thế thì
phải chăng Việt Nam sẽ khó có thể có sự thay đổi vì còn khá nhiều các bạn trẻ
vẫn có lối suy nghĩ là phải yêu đảng vì không có đảng cộng sản thì người dân
không có được cuộc sống như ngày hôm nay; Hoặc nếu muốn thay đổi thể chế
liệu thể chế mới sẽ tốt đẹp hơn thế chế hiện tại vân vân. Nhận xét của mọi
người?
Bạch
Hồng Quyền: Theo em, giới trẻ hiện nay đã bị nhồi sọ từ
thời đi học tiểu học cho đến trung học và đại học nên có suy nghĩ như vậy cũng
không thể trách các bạn. Trong một chế độ nào đi nữa thì quyền tự do ngôn luận,
quyền con người, hay bất cứ một quyền lợi nào của người dân được tôn trọng thì
chế độ đó được người dân hưởng ứng và đồng thuận với chế độ đó; Chứ không phải
suy nghĩ là chế độ khác lên sẽ tốt hơn hay như thế nào. Em chỉ suy nghĩ chính
quyền nào tốt cho dân thì sẽ được người dân ủng hộ thôi.
Thúy
Nga: Tôi thấy đất nước Việt Nam sẽ biến chuyển và
ĐCSVN sẽ phải thay đổi. Những người trẻ tuổi kia thứ nhất là họ đã bị nhồi nhét
ngay từ tiểu học trở lên cho tới bây giờ, và họ chưa ra ngoài đời, chưa va chạm
đến quyền của họ, vì họ vẫn còn nằm trong cái sự bao bọc của gia đình, cũng
giống như là của ĐCS họ mở ra một chút lợi lộc cho những bạn DLV hoặc những bạn
trẻ chưa va chạm. Đến khi họ học xong, ra xã hội sẽ gặp những cảnh bất công xảy
ra đến với chính bản thân họ thì lúc đấy sự thay đổi trong suy nghĩ của họ sẽ
phải thay đổi. Ở đâu cũng vậy, ở đâu có áp bức ở đó có đấu tranh và khi quyền
lợi của họ bị dính líu đến thì bản thân họ sẽ phải là người đứng lên đấu tranh
đòi quyền căn bản của mình. Đó là lý do tôi tin tưởng vào xã hội Việt Nam sẽ có
những sự thay đổi và ĐCS sẽ không thể nào duy trì được cái sự độc tài này nữa.
Lã Việt
Dũng: Tôi nghĩ rằng sự thay đổi của xã hội Việt Nam
sẽ xuất phát từ hai chiều. Thứ nhất xuất phát từ chính người dân. Cái đó có thể
sẽ chậm nhưng thật ra tôi nghĩ đây là ngọn lửa âm ỉ vì rất nhiều người không
thích như chúng tôi nhưng họ không nói ra thôi. Họ sợ nhưng đến một lúc nào đó
họ sẽ không sợ nữa. Nhưng cái mà tôi thấy rõ hơn nhiều khả năng thay đổi lớn
hơn, theo tôi, sẽ phải thay đổi từ phía trên. Bởi phía trên của họ bây giờ loạn
quá rồi. Họ có quá nhiều vấn đề mà thậm chí cả đấu đá nội bộ hay vấn đề tham
nhũng, vấn đề lệ thuộc Trung Quốc cũng như vấn đề về điều hành quản lý đất nước
họ quá yếu kém. Chính những việc đấy sẽ làm cho sự cai trị của họ, sẽ làm cho
chế độ của họ bị thay đổi thôi. (Mặc dù họ cứ nói rằng họ là đạo đức là văn
minh là sự lựa chọn của nhân dân.)
Anthony
Lê: Tôi cũng có góc nhìn như anh Lã Việt Dũng.
Thực tế, ngày nay, người dân Việt Nam họ cũng biết rõ được sự thật về mặt yếu
kém của chế độ cộng sản và đâu đó trong những cuộc gặp gỡ bạn bè tôi cũng thường
thấy họ rất không hài lòng và không ưa thể chế CS. Tất nhiên, họ còn cái tâm lý
sợ sệt như mình có nói. Khi người dân bắt đầu ý thức được vấn đề yếu kém của
chế độ cầm quyền hiện tại, càng ngày càng hiểu rõ bản chất thật của CS và với
mong muốn là phải có một xã hội tốt hơn thì chắc chắn họ sẽ có những hành động
biểu đạt. Tuy vậy, theo tôi, vấn đề xác thực nhất là từ nội bộ của chính quyền.
Khi họ đã ý thức được họ theo chủ nghĩa này một cách mơ hồ và không đưa được xã
hội phát triển, thì chính bản thân chế độ sẽ phải tự chuyển mình và tự thay đổi
theo hướng dân chủ và văn minh.
Bất chấp mọi tình huống xấu xảy ra
Chân
Như: Tại Việt Nam vốn không có tự do ngôn luận và
không có nhân quyền nên khi hưởng ứng phong trào như thế này, các bạn có nghĩ
là sẽ bị ảnh hưởng gì đến đời sống của mình không?
Khi đã dấn thân đấu tranh cho quyền con người và tự do ngôn
luận thì việc hưởng ứng phong trào này cho dù có đàn áp hay bắt bớ thì bất chấp
mọi tình huống xấu xảy ra, mình sẵn sàng nhận lấy những cái xấu mà chính quyền
này hoặc ĐCS này dành cho mình khi mình tham gia phong trào.
-Bạch Hồng Quyền
Bạch
Hồng Quyền: Khi đã dấn thân đấu tranh cho quyền con người
và tự do ngôn luận thì việc hưởng ứng phong trào này cho dù có đàn áp hay bắt
bớ thì bất chấp mọi tình huống xấu xảy ra, mình sẵn sàng nhận lấy những cái xấu
mà chính quyền này hoặc ĐCS này dành cho mình khi mình tham gia phong trào.
Thúy
Nga: Tôi có xem một bộ phim, có một người nói sẽ
đấu tranh đến hơi thở cuối cùng để đến khi nào công lý được thực thi và tôi tin
tôi cũng sẽ làm điều đó. Trong bất cứ một cuộc đấu tranh nào cũng có sự mất mát
hy sinh và đây là cuộc đấu tranh cho quyền tự do ngôn luận cũng như nhân phẩm,
nhân quyền của mình phải được thực hiện, thì nếu có bị áp bức hay bị gì đó do
nhà cầm quyền CS họ gây nên thì tôi cũng sẵn sàng đón nhận thôi. Đó chính là
cái kinh nghiệm để cho tôi vươn lên đấu tranh cho mạnh mẽ hơn và tôi không
những đòi quyền cho con người, tự do ngôn luận của bản thân mình mà còn đòi cho
đời con đời cháu của mình nữa.
Lã Việt
Dũng: Tất nhiên khi mình làm bất cứ một ý gì mà
ngược ý chính quyền hay không thì sống trong chế độ này chắc anh cũng sẽ biết
là sẽ chẳng nói trước được điều gì sẽ xảy ra bởi vì họ là một chế độ toàn trị
và họ muốn mọi thứ phải theo ý họ. Thậm chí, bên Trung Quốc có phong trào chỉ
tập luyện như Pháp Luân Công nhưng khi lúc lớn mạnh chính quyền thấy không kiểm
soát được họ cũng dập. Hay như ở Việt Nam có rất nhiều các tôn giáo không muốn
sự kiểm soát của chính quyền, họ theo ý của họ thì chính quyền cũng dập. Nên
tôi phải khẳng định là theo quan điểm của tôi, tôi thấy rằng không có gì mình
có thể nói chắc chắn là không sao cả. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng nếu chúng ta làm
đúng với lương tâm, đúng với lẽ phải thì cũng vẫn nên mạnh dạn làm trong thời
điểm này bởi vì nếu chúng ta không làm thì sẽ không bao giờ thay đổi được gì
cả.
Anthony
Lê: Riêng bản thân tôi với câu nói “tôi không
thích ĐCSVN”, tôi hoàn toàn không có lo ngại gì về vấn đề bị nhà cầm quyền đối
xử bất công với tôi hay có hành động gì tại vì cái này là cái quyền của tôi và
tôi cảm nhận ra được vấn đề là chính bản thân người cộng sản họ cũng ý thức
được vấn đề đó. Đây là quyền của tôi thích hay không tôi, có quyền phát biểu.
Tất nhiên, sống trong xã hội này, như anh Lã Việt Dũng nói, có nhiều điều có
thể xảy ra vì nếu như là những người có suy nghĩ thì họ phải công nhận câu nói
của chúng tôi là đúng và họ phải chấp nhận câu nói này; Nhưng cũng có những con
người cực đoan và có những thành phần xấu trong nội bộ ĐCS thì chưa biết chừng
họ sẽ có những manh động hoặc có những hành vi mà mình khó lường được. Tất
nhiên, tôi thiên về ý là tôi sẽ không có chuyện gì xảy ra khi tôi nói câu “tôi
không thích ĐCSVN”.
Chân
Như: Xin cám ơn bốn bạn khách mời đã dành thời
gian cho chương trình kỳ này, cầu chúc luôn bình an. Chân Như cũng cám ơn quý
thính giả đã lắng nghe, hẹn lại tuần sau. Mến chào.
0 nhận xét