quyền biểu tình
Biểu
tình
là một hoạt động hợp hiến và hết sức thông thường ở xã hội văn minh. Nhưng đến
nay, biểu tình (ngoài sắp đặt của cơ quan Nhà nước) vẫn còn là một chuyện
tương đối xa lạ ở Việt Nam, thậm chí như một điều „phạm húy“. Biểu tình
bị ngăn cản, dù có diễn ra thì người ta vẫn quanh co, không dám gọi đúng tên. Đa
số người dân nhìn nhận quyền biểu tình như một thứ xa xỉ phẩm, không
liên quan đến cuộc sống của mình, thậm chí còn nhìn nó như một miếng mồi nhử
nguy hiểm: Ừ thì Hiến pháp cho phép đấy, nhưng cứ thử động vào mà xem... Vốn dĩ
thuộc phạm trù đối nội, quyền biểu tình được nêu trong Hiến pháp trên thực
tế chỉ còn để đối ngoại.
Cản
trở đối với quyền biểu tình của công dân không chỉ xuất phát từ ý muốn được
„yên ổn“ của những người cầm quyền, mà còn bị ảnh hưởng nhiều bởi sự nhầm lẫn
về mặt lô-gíc: Cả hai phía đều coi việc chưa có Luật biểu tình chính
là nguyên nhân khiến quyền biểu tình chưa được hay chưa thể thực thi.
Phía
người dân tưởng là khi chưa có Luật biểu tình thì không được biểu tình,
nên đa số những người muốn bày tỏ chính kiến... vẫn im lặng. Ngay cả những người
đã can đảm xuống đường vẫn cảm thấy chưa yên tâm, lo là hành động của mình có
gì đó không ổn về mặt pháp luật, nên mới đề nghị Quốc hội sớm ban hành Luật
biểu tình.
Phía
chính quyền thì coi các cuộc biểu tình không do họ hoặc các cơ quan Nhà nước tổ
chức là bất hợp pháp, là cố tình gây rối, thậm chí là do các thế lực thù địch tổ
chức hoặc kích động, nên nếu có biểu tình thì chính quyền có quyền giải tán, có
quyền bắt bớ... Có lẽ cũng do tin rằng chưa có Luật biểu tình thì không
được biểu tình, nên một số người muốn trì hoãn việc ban hành Luật biểu tình,
vì nếu có luật thì dù quy định ngặt nghèo đến đâu đi nữa, vẫn còn lại những quyền
tự do tối thiểu, và họ hoàn toàn không muốn chấp nhận những quyền tối thiểu ấy
của người dân.
Câu
hỏi đặt ra là: Nên hiểu quyền biểu tình và mối quan hệ của nó với Luật
biểu tình như thế nào cho đúng?
Quyền
biểu tình trong Hiến pháp hiện hành
Cơ sở pháp lý để đánh giá về tính hợp pháp của hoạt động biểu
tình là Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013. Điều 25 của H
iến pháp hiện hành quy định:
„Công dân có quyền tự do ngôn luận,
tự do báo chí; có quyền được thông tin; có
quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo
quy định của pháp luật.“
Mệnh đề „theo quy định của pháp luật“ khiến người dân lúng túng, do dự khi thực hiện quyền
biểu tình, và bộ máy chính quyền dựa vào đó để phủ nhận quyền biểu tình
của công dân trên thực tế. Thật ra, từ „pháp luật“ xuất hiện 60 lần
trong Hiến pháp 1992, nhiều khi chỉ là một phạm trù chung chung, không ám chỉ
một luật cụ thể nào. Phải hiểu „theo quy
định của pháp luật“ hay „trong khuôn khổ pháp luật“ là tuân theo những quy định thuộc về pháp luật – nếu đã có. Chưa có luật
tương ứng thì có nghĩa là chưa có hạn chế, bởi không thể dùng cái chưa có để hạn chế thực tại. Sau khi Hiến pháp
có hiệu lực, thì còn thiếu rất nhiều luật, và đến bây giờ vẫn còn thiếu, nhưng
mọi tư duy lành mạnh đều hiểu rằng: Không
thể bắt cuộc sống dừng lại, để đợi đến khi cơ quan lập pháp ban hành đủ luật.
Hiến pháp 2013 viết
công dân có quyền biểu tình „theo quy định
của pháp luật“, chứ không đòi hỏi cụ thể
là „theo quy định của Luật biểu tình“. Giả sử, nếu Hiến pháp quy
định là công dân chỉ có quyền biểu tình theo quy định của Luật biểu
tình, thì công dân có quyền chất vấn và phê phán Quốc hội: Tại sao mấy chục
năm rồi mà vẫn chưa ban hành Luật biểu tình? Lúc đó nhân dân nhắc nhở và
đòi hỏi Quốc hội phải ban hành Luật biểu tình, chứ không phải chỉ đề
nghị, kêu gọi, hay xin xỏ, vì:
Điều 25 ( hiến pháp 2013)
Công
dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội
họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy
định
Điều 28 ( hiến pháp 2013)
1.
Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo
luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước.
2.
Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã
hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến
nghị của công dân.
Như vậy, khi không (hoặc chưa) có luật nào quy định cụ
thể hơn về việc biểu tình, thì có nghĩa là pháp luật không (hoặc chưa) có hạn chế nào cả, và công dân hoàn toàn
có quyền tự do biểu tình, như đã hiến định.
Biểu tình – Quyền hiến định có hiệu lực cùng Hiến pháp hiện hành
Đã đến lúc dân ta (cả dân thường và cả
những người đang thuộc bộ máy quản lý Nhà nước) phải chia tay với lối tư duy
sai lầm là „trên“ cho làm gì thì „dưới“ mới được làm cái ấy, vì đấy là kiểu
quan hệ giữa chủ nô và nô lệ, hoàn toàn trái với bản năng sống chủ động của mọi
loài động vật tự do, trong đó có con người. Dù có muốn, dù có cố, thì cũng không
bao giờ quy định được hết mọi chuyện trên đời. Hơn nữa, càng có nhiều quy định
thì càng có nhiều điều bất hợp lý và càng nảy sinh nhiều mâu thuẫn giữa các quy
định. Chính vì vậy, người dân có quyền làm bất cứ
điều gì mà pháp luật không cấm và không vi phạm những chuẩn mực đạo đức thông
thường đã được xã hội thừa nhận. Nhà nước có thể thông qua việc
ban hành luật để hạn chế những mặt tiêu cực, nhưng sẽ không bao giờ khống chế
được hoàn toàn. Không thể tiếp tục luận tội theo kiểu „lợi dụng sơ hở của
pháp luật...“ Lập luận ấy không chỉ sai với thông lệ quốc tế, mà còn hài
hước ở chỗ: Sao không trách phạt những người ăn lương của dân rồi làm ra
luật... sơ hở, mà lại chỉ kết tội người dân áp dụng đúng luật sơ hở?
Căn cứ vào Hiến pháp và các văn bản pháp lý liên quan, với tư
duy lô-gíc, chỉ có thể rút ra kết luận rằng: Quyền
biểu tình của công dân được Hiến pháp hiện hành đảm bảo và có hiệu lực cùng lúc
với Hiến pháp. Cho đến nay, chưa có luật hay văn bản pháp lý hợp hiến nào hạn
chế quyền biểu tình của công dân. Vì vậy, công dân hoàn toàn có quyền tự do
biểu tình, theo đúng tinh thần của Hiến pháp, không phải đợi đến lúc có Luật
biểu tình hay một văn bản tương tự.
Biểu tình là biện pháp hữu
hiệu để nhân dân bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình và giải tỏa ức chế. Biểu
tình cũng là một hình thức hợp lý để công dân bày tỏ chính kiến, góp phần
xây dựng Nhà nước và thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội.
Trách nhiệm của các cơ quan Nhà
nước là phải tôn trọng và bảo vệ công dân thực hiện quyền biểu tình, phải triệt
để tuân theo Điều 3 điều 8 của Hiến pháp 2013
"Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân
dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền
công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,
văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện
phát triển toàn diện."
"Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản
lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung
dân chủ."
'Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng Nhân
dân, tận tụy phục vụ Nhân dân, liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng
nghe ý kiến và chịu sự giám sát của Nhân dân; kiên quyết đấu tranh
chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa
quyền "
Cách ứng xử với quyền biểu tình
của công dân phản ánh mức độ tôn trọng nhân dân, tôn trọng Hiến pháp và trình
độ hiểu biết pháp luật. Nó cũng thể hiện bản lĩnh lãnh đạo, mức tự tin vào sự
trong sạch và chính nghĩa của bản thân. Một chính quyền vì dân, chỉ làm chuyện
đúng, chắc chắn sẽ được đa số nhân dân tin yêu và bảo vệ, không việc gì phải sợ
biểu tình. Nếu đi ngược lại lợi ích của nhân dân và dân tộc, làm những
chuyện sai trái, thì không bạo lực nào có thể che chở vĩnh viễn.
Nếu thực sự cầu thị và muốn làm tròn
bổn phận, lãnh đạo phải biết tận dụng hoạt động biểu tình như một chiếc
cầu nối với nhân dân, làm nguồn cung cấp thông tin thực tế từ cơ sở, vốn dĩ hay
bị bưng bít bởi bộ máy quản lý cấp dưới. Biểu tình là một phương tiện
đắc lực để khắc phục tệ quan liêu – căn bệnh cố hữu của bộ máy chính quyền.
Chẳng có lý do chính đáng nào có thể
biện hộ cho việc xâm phạm quyền biểu tình của công dân. Không thể cấm
dân lên tiếng nhằm che dấu sự yếu kém. Không thể mượn cớ ổn định mà cản trở sự
phát triển. Không được nhân danh bảo vệ chế độ để bảo vệ tham nhũng.
Xương máu của hàng triệu người Việt
đã đổ xuống vì độc lập và tự do. Độc lập dân tộc chỉ có ý nghĩa khi gắn liền
với tự do của nhân dân. Nếu dân không có tự do thì chính quyền mang quốc tịch nào
cũng vậy. Do đó, muốn bảo vệ độc lập dân tộc, bảo vệ chế độ, thì phải tôn trọng
các quyền tự do của nhân dân, trong đó có quyền biểu tình. Không thể
khác!
0 nhận xét