​Bộ GD-ĐT thừa nhận có việc giáo viên ép học sinh học thêm

Bộ GD-ĐT thừa nhận có một bộ phận giáo viên xuất phát từ động cơ vụ lợi, bằng nhiều cách khác nhau bắt ép học sinh học thêm.
Nụ cười hồn nhiên của các em trong ngày khai giảng năm học mới 
Nụ cười hồn nhiên của các em trong ngày khai giảng năm học mới 
Trả lời phản ánh của cử tri Hà Nội, TP.HCM, Hải Dương, Hà Nam, Bạc Liêu về tình trạng dạy thêm, học thêm tràn làn ở nhiều cơ sở giáo dục, Bộ Giáo dục - Đào tạo thừa nhận có một bộ phận giáo viên xuất phát từ động cơ vụ lợi, bằng nhiều cách khác nhau bắt ép học sinh học thêm.
Theo nội dung trả lời kiến nghị của cử tri Hà Nội, TP.HCM, Hải Dương, Hà Nam, Bạc Liêu, Bộ GD-ĐT cho rằng bản chất của việc dạy thêm học thêm là tốt nếu như nó xuất phát từ nhu cầu của cha mẹ học sinh muốn nâng cao kết quả học tập của con em mình. 
Bộ GD-ĐT cho rằng các trường phổ thông tổ chức dạy thêm học thêm nhằm củng cố kiến thức, kỹ năng cho học sinh; phụ đạo học sinh học lực yếu kém; bồi dưỡng học sinh khá giỏi.
Có nhiều học sinh tiến bộ rõ rệt trong học tập nhờ dạy thêm học thêm.
Dạy thêm học thêm là một hiện tượng xã hội không phải của riêng Việt Nam mà của rất nhiều quốc gia trên thế giới. 

Tuy nhiên, Bộ G-ĐT cũng thừa nhận có một bộ phận giáo viên xuất phát từ động cơ vụ lợi, bằng nhiều cách khác nhau bắt ép học sinh học thêm gây bức xúc đối với xã hội. Một số nơi dạy thêm học thêm phát triển tràn lan còn do công tác quản lý dạy thêm học thêm lỏng lẻo.
Để khắc phục tình trạng dạy thêm học thêm sai quy định, Bộ GD-ĐT cho biết đã tập trung chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học; đối mới thi, kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh, đổi mới từng bước cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng: giảm dần yêu cầu học thuộc lòng, chú trọng vận dụng kiến thức tổng hợp bằng cách ra đề thi theo hướng tăng dần các yêu cầu vận dụng sáng tạo, ra đề “mở” gắn với các vấn đề thực tiễn, thời sự của đất nước để học sinh trình bày ý kiến cá nhân trên cơ sở tổng hợp, vận dụng kiến thức được học.
Bộ GD-ĐT khẳng định cùng với việc triển khai đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông, những biện pháp nêu trên từng bước sẽ khắc phục được tình trạng dạy thêm, học thêm sai quy định trong nhà trường phổ thông.

0 nhận xét

Đăng nhận xét
Được tạo bởi Blogger.