Hồ Chí Minh - Một gián điệp hoàn hảo (Kỳ 2)

Huỳnh Tâm (Danlambao)  - "...Sau khi khám phá được công văn mã số 361 của Hồ Chí Minh, ký tên Nhược Đái Lệ (弱戴), có những phân tích giải mã và diễn biến bí mật qua điệp vụ của "Nhược Đái Lệ", quả nhiên quá gây sốc bởi chúng ta bước vào thế giới ngôn ngữ của người gián điệp Trung Quốc mà dân tộc Việt Nam không thể ngờ đến."


Bút tích của Nguyễn Tất Thành

Ông William J.Duiker cho rằng lá đơn của Nguyễn Tất Thành gửi Tổng thống nước Cộng hoà Pháp là để xin vào học Trường Thuộc Địa, (demande École coloniale de Nguyen Tat Thanh. 1911).

"....đây là một lá đơn do Nguyễn Tất Thành viết. Tuy nhiên, trong “Hồ Chí Minh toàn tập”, không thấy có lá thư này."

Bút tích của Nguyễn Tất Thành xin học Trường Thuộc Địa Pháp (1911). Nguồn: Trường thuộc địa Pháp.

Thêm một sự kiện đáng để cho người dân Việt Nam chú ý hơn về bút tích của Nguyễn Tất Thành vào thời kỳ thanh niên suy nghĩ và làm đúng người thực, việc thực. Có thể nói đây là con người Nguyễn Tất Thành với tất cả ước vọng tương lai trong sáng của đương sự. Chúng tôi xin chuyễn ngữ sang tiếng Việt toàn văn thư:

"Marseilles

"Ngày 15 tháng Chín năm 1911

Thưa Ngài Tổng Thống!

Tôi xin trân trọng thỉnh nguyện lòng hảo tâm của ông ban cho tôi đặc ân được nhận vào học nội trú Trường Thuộc Địa. Hiện nay, để nuôi thân, tôi đang làm công trong công ty Chargeurs Réunis để sinh sống (trên tàu Amiral Latouche-Tréville). Tôi hoàn toàn không có chút tài sản nào, nhưng rất khao khát học vấn. Tôi ước mong trở nên hữu ích cho nước Pháp đối với đồng bào tôi, đồng thời làm thế nào cho họ hưởng được ích lợi của nền học vấn… Quê tôi ở tỉnh Nghệ An, Trung Kỳ. Với hy vọng rằng Ngài sẽ phúc đáp theo hướng thuận lợi đề nghị của tôi, tôi xin Ngài Tổng Thống nhận sự biết ơn sâu sắc của tôi". [1] 

Nguyễn Tất Thành
Sinh tại Vinh, 1892
Con trai của Ông Nguyễn Sinh Huy (tiến sĩ văn chương)
Học sinh tiếng Pháp và chữ nho"

Rõ ràng ước vọng của Nguyễn Tất Thành là muốn vào học tại Trường Thuộc Địa ngõ hầu sau này có dịp phục vụ cho nước Pháp; sẵn sàng tiến thân vào chốn quan trường thuộc địa Pháp. Nguyễn Tất Thành đầy hy vọng mong sớm đạt được sự nghiệp công chức, ước mơ nào cũng đầy chói lọi ở tuổi thanh xuân. Việc Nguyễn Tất Thành đã học tại Trường Quốc học ở Huế cho thấy khát vọng của Thành đã lấy quyết định đi theo hoạn lộ thân Pháp. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên, bởi Nguyễn Tất Thành đã xác định vị trí của mình khi đặt những bước chân đầu tiên đến Pháp Quốc.

Theo lời kể trên đây của bản thân Nguyễn Tất Thành, đương sự vẫn thiết tha được học hành để nâng cao hiểu biết. Hơn nữa, trong nội dung lá đơn gửi cho tổng thống Pháp, Nguyễn Tất Thành ghi rõ mục tiêu là giúp ích cho nước Pháp. Nhưng nói cho cùng, Nguyễn Tất Thành chẳng qua cũng chỉ là một kẻ vong bản trong số những thành phần vong bản đương thời, sống vì tư ích (1911) nhiều hơn là vì đất nước Việt Nam. [2]

Lá đơn xin vào học Trường Thuộc Địa của Nguyễn Tất Thành đủ xác định bút tích của một kẻ đã một thời lưu lạc tại Pháp. Chúng ta không cần phải bàn luận nhiều. Tuy nhiên đảng CSVN đã cố tình mạo nhận cho rằng Nguyễn Tất Thành là Hồ Chí Minh, điều này hoàn toàn vượt lên trên suy nghĩ của loài người, giả dối đến độ ngoài sự hợp lý của tư liệu bình thường, nó không vì sự trung thực cõi đời, nếu đem so sánh những nét chữ ở trên và ở dưới đây, người ta có thể xác minh họ Nguyễn và họ Hồ hai người hoàn toàn xa lạ. Hai người khác nhau đến bốn điểm nhận diện theo dung mạo, khẩu vị, tiếng nói, và chữ viết. Ngày nay không cần thử nghiệm ADN, người ta cũng đã thừa biết, dã tâm của Trung Quốc tạo dựng nên một phối sắc chính trị, thay vì những tên Hồ Chí Minh đem lại kết quả hơn cả ngàn lần đại binh đoàn tiến vào Việt Nam.

Bút tích của Hồ Chí Minh trên tờ báo Thanh Niên.

Tờ báo Thanh Niên số 71 và 72, do Hồ Chí Minh viết tay, phát hành tại Quảng Châu Trung Quốc, vào ngày 28/11/1926 và 5/12/1926.

Hồ Chí Minh để lại bút tích, trên hai tờ báo Thanh Niên, phát hành tại Quảng Châu Trung Quốc vào ngày 28/11/1926 và 5/12/1926. Nguồn: Hoa Nam và Viện bảo tàng Hồ Chí Minh Hà Nội.

Chỉ cần so sánh bút tích trên hai tài liệu viết tay, gồm đơn xin học Trường Thuộc Địa Pháp của Nguyễn Tất Thành và bài viết trên tờ báo Thanh Niên số 71-72 của Hồ Chí Minh, chúng ta thấy ngay trước mắt hai bút tích khác nhau thể hiện nét chữ và cá tính của hai người khác nhau. Chính những nội dung trên đã hé lộ về tư duy và hành động của hai người này. Họ chưa bao giờ gặp nhau, và càng không cùng quan điểm chính trị, không những thế, 15 năm sau nét chữ của Hồ Chí Minh quá tệ, khác thường như những con giun đang bò, hoàn toàn khác biệt đối với nét chữ của Nguyễn Tất Thành. 

Đôi lần đảng cộng sản biện hộ cho rằng Hồ Chí Minh: "Tuổi đời càng cao, nét chữ thay đổi viết đẹp hơn". Điều này không sai, quá đúng, tuy nhiên nét chữ vẫn luôn luôn phản ánh nét người. So sanh hai nét chữ trên, chúng ta thấy Nguyễn Tất Thành có nét chữ của một người có ít nhiều kiến thức, và thích làm sen Pháp, và nét chữ trên báo Thanh Niên, phát hành số 71 và 72 của Hồ Chí Minh quá ư thô kệch, mang nặng ngôn ngữ đại Hán.

Nét chữ thứ ba trên tờ di chúc của Hồ Chí Minh.

Hồ Chí Minh bắt đầu viết bản di chúc vào lúc 9 giờ sáng ngày 10 tháng 5 năm 1965, và hoàn tất vào ngày 10 tháng 5 năm 1969, với nội dung gồm 692 chữ, gói ghém vào 3 trang giấy "tuyệt đối bí mật", ông đã miệt mài viết ròng rã đúng 5 năm trường. Nguồn: Viện bảo tàng Hồ Chí Minh Hà Nội.

Hồ Chí Minh một nhân vật nổi cộm có quá nhiều vấn đề bí ẩn, kinh khủng hơn, cũng vì nét chữ nội dung trong tờ báo Thanh Niên số 71 và 72. Nó đã đưa cả đất nước, dân tộc vào ngõ tối tăm, lịch sử Việt Nam đã kéo dài đau đớn hơn 74 năm qua.

Một lần nữa chỉ cần kiểm minh lại, nhất định người ta thấy rõ tờ di chúc do một người thứ 3 cùng đóng một vai tuồng Hồ Chí Minh. Chưa hết, lại xuất hiện thêm một Hồ Chí Minh thứ tư (4) viết chữ Hán đẹp hơn Mao Trạch Đông, có thể nói thư pháp hoán vũ đã chiếm lĩnh Trung-nguyên nhiều thập kỷ, chỉ có hai người tuyệt vời thư pháp trên đất Hán là Hồ Chí Minh và Nguyên soái Trần Nghị (陈毅) đã phóng bút ba chữ "谊关" (Cổng Hữu nghị) với đường nét ngạo nghễ, dán trên đầu dân tộc Việt Nam. Ngoài ra tại cửa Ải còn có một tấm bảng đá cẩm thạch ghi khắc mạ vàng, "Ngày 05 tháng 3 năm 1965, chiến công lớn Hồ Chí Minh dâng hiến cửa ải cho Trung Quốc".[3]

Bút tích công văn mã số 361 của Hồ Chí Minh.

Nguyên văn bút tích chữ Hán, công văn mã số 361 có những ẩn hàm chứa thuật ngữ gián điệp, hành văn khác lạ với tường trình điệp vụ bí mật. Hồ Chí Minh có hai bí danh "Nhược Đái Lệ" hay Yếu Đài Lải (弱戴), có thể hoán đổi thành 3 mật ngữ, chứng tỏ khả năng thượng thặng của một gián điệp quốc tế. Có những lý do đặc biệt, một khi "Bác" tung ra điệp vụ không thể viết chữ Việt, xin nhân dân Việt Nam thông cảm. 

Nhiếp ảnh gia Đinh Đăng Định, cả đời theo hầu "Bác" cho biết: "Bác" nói rằng, viết chữ Việt không lưu loát bằng chữ Hán, bởi con chữ không đủ miêu tả "ý từ" của một công văn, chưa kể nội dung thuật ngữ chuyên chở ẩn ngữ của đảng ta!". Chỉ có "Bác" và "đảng" đi đêm bán nước cho Trung Cộng mới phủ nhận viết ngôn ngũ Việt.

Sau khi khám phá được công văn mã số 361 của Hồ Chí Minh, ký tên Nhược Đái Lệ (弱戴), có những phân tích giải mã biến hiện từng diễn biến bí mật qua điệp vụ của "Nhược Đái Lệ", quả nhiên quá gây sốc bởi chúng ta bước vào thế giới ngôn ngữ của người gián điệp Trung Quốc mà dân tộc Việt Nam không thể ngờ đến. Chính "bác" Hồ tự nhận làm gián điệp với bí danh Nhược Đái Lệ, thủ lĩnh Chính trị Cục Việt Cộng, gửi công văn mã số 361 đến đảng trưởng Mao Trạch Đông:

Khám phá công văn mã số 361


Nguyên bản, Công văn mã số 361 của "Bác", nay lưu trữ tại Quân ủy Trung ương Trung Quốc (CPC). Tất cả công văn viết bằng ngôn ngữ Quan thoại, trình độ học vấn đại học của một người Hán phong lưu, bút pháp dày dạn, chữ sắc bén ở phần đuôi, thiên hạ Hán cho đây là loại chữ mã tấu, nếu so sánh với 3 nguyên bản nét chữ ở trên, hoàn toàn khác nhau, thực tế có đến 3 người do Hoa Nam phối tác thành một Hồ Chí Minh, dĩ nhiên nét chữ trên hai tờ báo Thanh Niên số 71 và 72 là thực, sau này có thêm nét chữ bản di chúc và bản công văn mã số 361 gọi là của Hồ Chí Minh, điều này chỉ có Cục tình báo Hoa Nam mới có khả năng giải thích. Nguồn: Nguyên bản công văn mã số 361, Hoa Nam lưu trữ.

Lược dịch nguyên văn, công văn mã số 361:

"Yếu Đài Lải

(Mong) muốn vạn sự đến với tôi bình thường, đề nghị ý kiến với chỉ thị Trung ương.

(Tài liệu) Tìm cách đã thông liên lạc coi chừng và đứng ra làm, chúc mừng tình trạng, và tình thế VN kháng chiến với chính quyền thế giới, trung hậu với anh em đồng chí tự tinh thần vật chất để giúp tôi (HCM) thường xuyên hỏi thăm các Anh (Trung Quốc) báo liên hệ VN kháng chiến và thông tin trong đó hy vọng các Anh kháng chiến chung, hy vọng các Anh liên lạc thường xuyên có ý kiến để chỉ thị.

Nhược Đái Lệ (Hồ Chí Minh)
Ngày 18 tháng 4 năm 1947
Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam

− Đảng cộng sản Trung Quốc.
− Quân ủy Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc".

Nguyên văn bản phân tích và giải mã, công văn mã số 361. [4]


Lược dịch nguyên văn bản phân tích và giải mã, công văn mã số 361.

Công văn mã số 361.

Quân ủy Trung ương Trung Cộng (CPC)

Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA).

Kính gửi: 

Mao Chủ tịch, quý yếu nhân trong Bộ Chính Trị Trung Cộng và Quân ủy Trung ương Trung Quốc. 

Nhược Đái Lệ (弱戴) phụng mệnh báo cáo:

Vạn sự khởi đầu kháng chiến cho đến nay, có những tiến bộ khả quan hơn trước, nhờ vào sức mạnh của đảng ta và bộ phận cố vấn quân sự cũng như chính trị dưới sự hổ trợ, điều động của đảng, cho nên quân ta thành lập được nhiều cơ sở dân quân VN. Hy vọng của tôi, mai này thành lập nước Việt Nam xã hội chũ nghĩa bình thường. Tôi đề nghị quý Anh Cả (长老) trong bộ Chính trị Trung Quốc hãy đề xuất ý kiến cho thích nghi kháng chiến chống quân Pháp, theo kế hoạch bao vây địch khoanh từng cụm hay từng vùng, tôi sẵn sàng tiếp nhận mọi chỉ thị của Trung Ương sẽ tiến hành chiến tranh do đảng qui định. 

"Tài liệu" đã liên hệ (hoạt động) [5] trong vùng quân Pháp cai trị, nổi bật nhất lấy được những thông tin về quân số, vũ khí và qui luật phòng bị của địch quân. Tình hình quân ta đã chuẩn bị chiếu đấu, nhất định thắng.

Chúc mừng đảng ta chiến thắng dịch quân Tưởng Giới Thạch (蒋介石), tống khứ đế quốc Phương Tây ra khỏi Trung Quốc, đảng ta nhất định chiến thắng và thống nhất Đại lục.

Tình hình mới tại Việt Nam, quân ta quyết tâm kháng địch, và dân quân VN nhất định chống lại bất cứ chính quyền nào trên thế giới không Cộng sản.

Tôi đã cho nhân dân Việt Nam học tập ngày đêm, diễn nghĩa "Trung hiếu" và luôn ghi nhớ xem trọng "tình đồng chí và tình anh em" (战友和兄弟情谊) đối với đảng ta. 

VN-TQ là một, cần giúp đỡ (viện trợ) lẫn nhau, từ nay xem mọi sở hữu tinh thần, vật chất như một. Kính thưa quý Anh Cả (长老), cho phép tôi (胡志明-Hồ Chí Minh) thường xuyên hỏi thăm quý Anh (中国-Trung Quốc). Từ nay mọi báo cáo đồng liên hệ, Việt Nam cần hồ sơ (viện trợ) kháng chiến và thông in. Tôi hy vọng quý Anh Cả ưu tiên viện trợ, tất cả cùng chung kháng chiến, quý Anh Cả thường xuyên liên lạc với tôi, cần thiết những ý kiến và chỉ thị đặc biệt, áp dụng đúng thời, chiến thắng đúng lúc. 

Ký tên

Nhược Đái Lệ (弱戴) hay "Yếu Đài Lải,
thành viên CPC Trung Quốc" (bí danh thứ 221 của Hồ Chí Minh)

Ngày 18 tháng 4 năm 1947
Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam

Nơi lưu trữ: 

− Đảng cộng sản Trung Quốc.
− Quân ủy Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc. 

Nhược Đái Lệ (弱戴), hoạt động gián điệp bí mật tại Việt Nam, vừa là thủ lĩnh đảng cộng sản Đông Dương và lãnh tụ cộng sản Việt Nam, theo báo cáo trong công văn mã số 361, gửi đến Mao Trạch Đông (泽东), nội dung đề cập thành tích, thực hiện những điệp vụ và mọi diễn biến ngoạn mục. Nhờ công văn này, phơi bày mọi hoạt động gián điệp bí mật Hồ Chí Minh.


Ngay nay thời đại khác, cho dù Trung Quốc che đậy thể xác của Hồ Chí Minh bằng dung dịch thuật hay nối kết nét chữ và phối sắc chính trị cao tay hay kỹ thuật đến độ hư giả hoá thực, đồng thời bao phủ những lớp màu dối trá dày đặc như mây bay trên bầu trời, một khi đến lúc vẫn phải lộ. Mọi sự thực đều có ánh sáng soi rọi chỉ nẻo đường chân lý, đương nhiên nó sẽ phá vỡ hương hoa ảo bao bọc thây ma thối nát. Ngày nay mọi hư ảo trong bóng tối cũng không chấp nhận nằm yên đời đời. Một người Hán có bao giờ yêu nước Việt Nam, tất nhiên đương sự phải thi hành mệnh lệnh cướp nước Việt Nam dâng cho đại Hán, cho quan thầy Mao Trạch Đông.

,

0 nhận xét

Đăng nhận xét
Được tạo bởi Blogger.