Làm sao để nuôi dưỡng ngọn lửa đấu tranh?(Phần 1)
Luật sư Nguyễn Văn Đài
Trong một buổi nói chuyện với các bạn sinh viên, một em sinh viên hỏi
tôi về kinh nghiệm để làm sao nuôi dưỡng được ngọn lửa đấu tranh. Tôi nói với
em rằng: Nếu chúng ta đưa ngọn lửa đấu tranh vào trong trái tim của mình, nuôi
dưỡng nó ở đó, biến nó thành lý tưởng, niềm tin và mục đích sống của mình thì
sẽ không giờ tắt. Nếu chúng ta để ngọn lửa đấu tranh bên ngoài trái tim, chưa trở
thành lý tưởng, niềm tin và mục đích sống của chúng ta, thì khi gặp phải khó
khăn, thử thách, bắt bớ, tù đày, ngọn lửa đấu tranh đó sẽ bị tắt.
Nhân dịp đây, tôi chia sẻ kinh nghiệm của mình và của những người bạn để
làm sao nuôi dưỡng được ngọn lửa đấu tranh trong các bạn trẻ, các bạn sinh
viên.
Tôi may mắn được sống ở CHDC Đức cũ trong giai đoạn 1989-1990, tôi được
chứng kiến những tháng ngày lịch sử mà Nhân dân Đông Đức(cũ) và các nước XHCN
Đông Âu(cũ) đứng lên lật đổ chế độ độc đảng cộng sản để xây dựng chế độ dân chủ
đa đảng.
Tôi đã được thắp sáng ngọn lửa đấu tranh cho tự do, dân chủ trong trái
tim, tôi đã biến nó thành lý tưởng, niềm tin và mục đích sống của mình. Trở về
Việt Nam vào tháng 9 năm 1990, lúc đó hầu hết người dân Việt Nam chưa biết đến
khái niệm tự do, dân chủ. Những người biết thì không dám chia sẻ với những
người xung quanh. Internet chưa có, mọi thông tin đều bị đóng kín.
Để nuôi dưỡng ngọn lửa đấu tranh, tôi vào trường Đại học Luật nhằm nâng
cao sự hiểu biết về luật pháp, tìm kiếm bạn bè. Trong suốt 5 năm học luật và
những năm sau đó, có rất nhiều khó khăn, không có những người cũng chí hướng,
nhưng ngọn lửa đấu tranh đã được nuôi dưỡng trong trái tim của tôi không hề bị
dập tắt. Nó luôn chờ cơ hội để bùng cháy.
Năm 1997, tôi đã ra ứng cử Quốc hội, nhưng thất bại ngay từ vòng đầu
tiên. Không nao núng, tôi tiếp tục hành nghề luật sư của mình và chờ đợi thời
điểm thích hợp. Trong những năm hành nghề luật sư, thu nhập của tôi rất cao và
ổn định, nhưng cuộc sống vật chất đã không thể làm tắt đi ngọn lửa đấu tranh ở
trong trái tim của tôi.
Từ năm 2000 đến năm 2006, tôi đã được đi Hoa kỳ 3 lần, thăm Hàn Quốc,
Nhật, Đài Loan, Philippin, Singapore, Malaysia, Thái Lan. Được tiếp xúc và làm
quen với những người đấu tranh ở trong và ngoài nước. Sự phát triển của
internet là phương tiện để giao lưu và kết nối với mọi người. Và đó là thời
điểm và điều kiện thích hợp để tôi có thể chuyển ngọn lửa đấu tranh trong trái
tim của mình thành những hành động cụ thể.
Tôi hỗ trợ pháp lý cho những người hoạt động tôn giáo, và những người
đấu tranh dân chủ. Giúp họ khôi phục và thành lập các đảng phái chính trị, tổ
chức công đoàn, nhân quyền. Mở các buổi nói chuyện, trao đổi về nhân quyền với
các bạn trẻ, sinh viên. Viết bài để giúp cho người dân hiểu về các quyền con
người, các quyền tự do dân chủ,….
Tháng 3 năm 2007, tôi bị bắt, bị kết án 4 năm tù và 4 năm quản chế.
Những năm tháng trong ngục tù cộng sản, mất tự do, tình cảm gia đình bị gián
đoạn,… Tất cả những khó khăn đó đã không thể dập tắt ngọn lửa đấu tranh trong
trái tim của tôi. Và tôi đã viết bài thơ Bốn năm tù:
Tôi đã trưởng thành trong
lao tù cộng sản,
Bốn năm tù vất vả, gian nan ,
Rèn cho tôi ý chí kiên
cường,
Chịu được khó khăn và
vượt qua thử thách,
Bản lĩnh vững vàng để
tiếp tục đấu tranh,
Giành tự do, dân chủ,
nhân quyền,
Và hạnh phúc cho người
dân nước Việt.
Ra tù tháng 3 năm 2011, mặc dù còn bị 4 năm quản chế, nhưng tôi tiếp tục
sử dụng những tiện ích của internet, công nghệ thông tin, các mối quan hệ với
quốc tế để tiếp tục đấu tranh bảo vệ, thúc đẩy nhân quyền và vận động xây dựng
xã hội dân chủ. Thành lập Hội Anh Em Dân Chủ trên không gian mạng quốc tế để
tập hợp những anh em cùng đấu tranh. Tới nay, Hội AEDC đã đứng vững, phát triển
và đóng góp vào việc bảo vệ các quyền con người và vận động dân chủ.
Có biết bao nhiêu những người bạn của tôi như nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa,
Phạm Văn Trội, Phạm Thanh Nghiên,…. Và những người đồng nghiệp như Lê Công
Định, Lê Quốc Quân. Họ cũng như tôi, đã trải qua những năm tháng tù đày gian
khổ, bị đối xử bất công. Nhưng ngọn lửa đấu tranh đã được thắp sáng trong trái
tim của họ không bao giờ tắt. Ra tù, họ vẫn tiếp tục đấu tranh với lý tưởng,
niềm tin và mục đích sống mà họ đã lựa chọn.
Khi chúng ta đã nuôi dưỡng ngọn lửa đấu tranh trong trái tim của mình, và
nó đã là lý tưởng, niềm tin và mục đích sống của chúng ta, nó sẽ mãi thắp sáng
và không bao giờ tắt. Ngọn lửa đó chỉ tắt khi trái tim chúng ta ngừng đập. Đừng
để ngọn lửa đấu tranh đó bên ngoài trái tim của bạn.
Tôi mong rằng các bạn trẻ, các bạn sinh viên hãy nuôi dưỡng ngọn lửa đấu
tranh trong trái tim của mình, để nó trở thành lý tưởng, niềm tin và mục đích
sống của các bạn. Dành cho nó tình yêu, lòng nhiệt huyết, biến ngọn lửa đó
thành những hành động cụ thể. Ngọn lửa đó sẽ mãi thắp sáng trên con đường chúng
ta đi, cho dù gặp muôn vàn khó khăn, thử thách, nguy hiểm. Nhưng chúng sẽ đấu
tranh và dành được sự tôn trọng các quyền con người, đem lại tự do, dân chủ cho
mọi người dân và đất nước.
Hãy thắp sáng ngọn lửa đấu tranh trong trái tim của bạn và chia sẻ ngọn
lửa đó với bạn bè và những người xung quanh.
0 nhận xét