Nhân Quyền là gì?(PHẦN IV)
GIÁM
SÁT QUỐC TẾ VÀ CƠ CHẾ THỰC THI
ít nhất về mặt lý thuyết, các quốc gia ngày càng có
trách nhiệm trước cộng đồng quốc tế về tình hình nhân quyền của họ. Hơn 3/4
quốc gia trên thế giới đã phê chuẩn các Công ước Quốc tế về Nhân quyền. Công
ước Quốc tế của Liên Hợp Quốc về các Quyền Dân sự và Chính trị đã thành lập một
ủy ban giám sát gồm các chuyên gia độc lập – gọi là Ủy ban Nhân quyền. Chức
năng chính của Ủy ban này là xem xét các báo cáo định kỳ mà các nước trình lên.
Các ủy ban tương tự cũng đã được thành lập thông qua các Công ước Nhân quyền
Quốc tế về phân biệt chủng tộc, quyền của phụ nữ, chống tra tấn, quyền trẻ em
cũng như các Công ước mới về quyền của người tàn tật và lao động di cư.
Động
lực cải thiện tình hình nhân quyền
Giám sát và báo cáo không thể buộc các quốc gia thay
đổi thực tiễn nhân quyền của họ. Tuy nhiên, còn có những động lực khác đối với
những nước muốn cải thiện hoặc bảo vệ thành tích nhân quyền của họ. Trong quá
trình chuẩn bị báo cáo, họ có thể phát hiện ra những lĩnh vực cần phải được cải
thiện. Điều này có thể là một nhắc nhở đối với các quan chức về nghĩa vụ pháp
lý quốc tế của họ. Ủy ban Nhân quyền châu Âu thuộc Hội đồng châu Âu có một hệ
thống khiếu nại rất mạnh. Ủy ban này sau đó chuyển thành Tòa án Nhân quyền châu
Âu đã đưa ra những quyết định ràng buộc về pháp lý trong hàng trăm vụ kiện liên
quan đến hàng loạt vấn đề, trong đó có những vấn đề nhạy cảm như tình trạng
khẩn cấp. Trong hệ thống châu Âu, các quốc gia đã trao một phần thẩm quyền thực
thi nhân quyền cho một cộng đồng chính trị khu vực lớn hơn.
Trong lĩnh vực này các tổ chức khu vực ở châu Mỹ và
châu Phi không mấy thành công. Thế giới A-rập và châu Á vẫn chưa có các ủy ban
nhân quyền khu vực, mặc dù Diễn đàn châu Á Thái Bình Dương được thành lập năm
1996 với sứ mệnh ủng hộ nỗ lực hợp tác khu vực để “thành lập và phát triển các
thể chế quốc gia nhằm bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền trong khu vực”. Cũng đã có
kế hoạch thành lập Ủy ban Nhân quyền ASEAN mới và một Tòa án Nhân quyền châu
Phi mới. Sức mạnh và phạm vi áp dụng các biện pháp giám sát quốc tế phụ thuộc
vào việc các nước sẵn sàng sử dụng và tham gia thực hiện các biện pháp đó. Tình
trạng này vẫn là một vấn đề nghiêm trọng và dai dẳng.
Báo
cáo điều tra và ủng hộ
Một loại hình cơ chế giám sát nhân quyền đa phương
khác là báo cáo điều tra và ủng hộ. Đi tiên phong trong lĩnh vực này là Ủy ban
Nhân quyền liên Mỹ. Những báo cáo về Chi-lê của tổ chức này trong những năm
1970 và 1980 là một nhân tố quan trọng trong việc phơi bày những vụ vi phạm
nhân quyền của chính phủ Pinochet. Báo cáo của tổ chức này về Nicaragua năm
1978 đã đóng góp quan trọng đưa chính phủ Somoza đến hồi kết.
Trong hai thập kỷ qua, Ủy ban Nhân quyền Liên Hợp Quốc
đã nỗ lực đáng kể trong việc nghiên cứu tình hình các nước, trong đó có những
nước tình hình chính trị đáng quan tâm như Guatemala, I-ran và My-an-ma. Cụ
thể, ủy ban đã hoạt động thông qua “báo cáo viên đặc biệt” – một chuyên gia độc
lập kiêm điều tra viên. “Báo cáo viên đặc biệt” này bên cạnh nhiệm vụ việc báo
cáo chính thức cho ủy ban còn cố gắng duy trì đối thoại liên tục với các chính
phủ đang bị điều tra nhằm duy trì sự hiện diện lâu dài và thiết lập một kênh
ảnh hưởng. Ủy ban Nhân quyền Liên Hợp Quốc cũng cử ra các báo cáo viên hoặc
thành lập các nhóm làm việc để điều tra các vụ mất tích, giết hại và giam giữ
tuỳ tiện, không khoan dung tôn giáo, các vụ vi phạm nhân quyền vì toan tính vụ
lợi và phân biệt chủng tộc. Năm 2006, Ủy ban Nhân quyền đã bị giải tán để thành
lập một Hội đồng Nhân quyền nhỏ hơn. Hội đồng Nhân quyền mới này có sự khởi đầu
đầy khó khăn. Hội đồng bị chỉ trích vì bỏ các báo cáo viên đặc biệt ở các nước
như Belarus và Cuba mà không có lý do rõ ràng. Hơn nữa, Hội đồng còn duy trì
tình trạng phân biệt đối xử khi xây dựng chương trình nghị sự lâu dài cho riêng
một nước, đó là Israel liên quan tới tình hình Palestin. Cơ chế nhân quyền mới
ở Geneva cũng khiến vai trò của các tổ chức phi chính phủ trong các phiên họp
chính thức của Hội đồng bị suy giảm và tiếp tục loại Israel ra khỏi bất cứ nhóm
khu vực nào hoạt động ở Geneva. Cũng có hy vọng rằng cái gọi là “đánh giá định
kỳ tình hình toàn cầu” có thể là một động lực để các thành viên Hội đồng để cải
thiện thực tiễn nhân quyền của họ. Rõ ràng là uy tín đạo lý của mỗi cơ chế nhân
quyền phần lớn phải phụ thuộc vào sự công bằng của nó.