Nhiều người chỉ ngủ mùng ban đêm nên rất dễ mắc Zika

 Đặc tính của muỗi vằn có virut Zika thường đốt vào ban ngày. Trong khi đó, thói quen ngủ mùng của người dân chỉ vào ban đêm nên rất dễ mắc bệnh mà không biết.
Theo bác sĩ Phạm Thế Vinh (bệnh viện Nhi Đồng 2 TP.HCM), Zika là bệnh lành tính tự khỏi, không gây biến chứng đối với người bình thường, chỉ biến chứng lên thai nhi, nên phụ nữ mang thai đặc biệt lưu ý trong thời gian này.
Để nhận biết bệnh Zika thật sự rất khó, bởi những biểu hiện rất nhẹ mà người bệnh rất dễ bỏ qua như các biểu hiện sốt nhẹ (dưới 38,5 độ C), phát ban toàn thân, đau nhức cơ, viêm kết mạc nhưng không gây đổ ghèn…
Tuy nhiên, trong thời điểm này, dù những biểu hiện rất nhỏ người dân cũng nên đến cơ sở y tế để tầm soát, tránh lây nhiễm cho người khác, bản thân người bình thường nhiễm Zika không bị biến chứng gì cả.
Vì vậy, đối với bệnh không thuốc điều trị, phòng tránh là quan trọng nhất.
Bên cạnh đó, Zika chưa có vắc xin phòng bệnh nên cần hạn chế đi đến vùng lưu hành dịch Zika.
Các cá nhân trong vùng dịch áp dụng các biện pháp diệt muỗi và tránh muỗi đốt như: mặc quần áo kín, dùng các thuốc xua đuổi côn trùng, ngủ mùng cả ban ngày lẫn ban đêm.
Tại vùng có dịch cần triển khai các biện pháp diệt muỗi như quy trình phòng tránh dịch sốt xuất huyết, đảm bảo vệ sinh môi trường, loại bỏ các vật dụng đọng nước như các mảnh vỡ, lốp xe, vỏ lon, vũng nước đọng. Đậy kín các lu, bể hoặc thả cá diệt loăng quăng, diệt muỗi bằng bẫy, vợt...

Ngoài mắc bệnh do muỗi chích, Zika khác bệnh sốt xuất huyết là lây qua đường tình dục. Vậy nên, cần quan hệ tình dục an toàn với người bị nhiễm hoặc nghi nhiễm virut Zika.
Đối với phụ nữ cho con bú, theo CDC (cơ quan phòng chống dịch Hoa Kỳ), chưa ghi nhận ca nào thấy con teo não khi bú mẹ mắc Zika, nên CDC vẫn khuyến cáo cho con bú ở mẹ nhiễm Zika.
Bác sĩ Vĩnh cũng cho biết thêm, Zika gây biến chứng lên thai, vì vậy khi phụ nữ mang thai mắc bệnh cần tầm soát thai sớm từ tuần thứ 14 đến 20 của thai kỳ.

0 nhận xét

Đăng nhận xét
Được tạo bởi Blogger.